Năm 2022 những chính sách tiền lương quan trọng nào đã được thông qua và triển khai thực hiện?
Những chính sách tiền lương quan trọng năm 2022 đã được thông qua là gì?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành với nhiều thay đổi lớn về tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp như là:
- Tiếp tục tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng
- Trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo 5 bảng lương mới theo chức vụ, vị trí việc làm
- Bổ sung tiền thưởng trong cơ cấu tiền lương
- Bãi bỏ hàng loạt phụ cấp và khoản chi ngoài lương
- Cán bộ, công chức, viên chức tại nhiều tỉnh được hưởng thu nhập tăng thêm...
Tuy nhiên sau khi ban hành Nghị quyết trên, nước ta lại trải qua 2 năm dịch bệnh. Nhằm chia sẻ với Đảng, Nhà nước nên việc tăng lương và những cải cách liên quan được lùi lại, dành nguồn lực này cho công tác phòng chống dịch để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
Từng bước thực hiện Nghị quyết này và căn cứ vào tình hình thực tiến thì trong năm năm 2022 vấn đề tiền lương, tiền công của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có nhiều chính sách mới điều chỉnh, thay đổi.
Cụ thể, năm 2022 đã có những chính sách quan trọng về tiền lương đang được thực hiện hoặc định hướng thực hiện trong thời gian tới bao gồm:
- Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7/2022
- Tăng lương cơ sở, lương hưu từ ngày 01/7/2023
- Lùi thời hạn thực hiện cải cách tiền lương
Năm 2022 những chính sách tiền lương quan trọng nào đã được thông qua và triển khai thực hiện? (Hình từ Internet)
Lương tối thiểu vùng cho người lao động đã tăng lên bao nhiêu trong năm 2022?
Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp thì phấn đấu đạt mục tiêu lương tối thiểu sẽ đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động
Theo đó, ngày 12/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó căn cứ tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu tháng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được thay đổi như sau:
- Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng;
- Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng;
- Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng;
- Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.
Như vậy, mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Còn về mức lương tối thiểu giờ cũng được bổ sung như sau:
- Vùng I: 22.500 đồng/giờ;
- Vùng II: 20.000 đồng/giờ;
- Vùng III: 17.500 đồng/giờ;
- Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.
Quốc hội chính thức thông qua việc tăng lương cơ sở trong thời gian sắp tới lên bao nhiêu?
Về mức lương cơ sở hiện hành, căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vậy, theo quy định trên, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương cơ sở này chỉ được áp dụng đến hết ngày 30/6/2023. Do ngày 11/11/2022 vừa qua Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Theo đó, căn cứ Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 có nêu:
Về thực hiện chính sách tiền lương
1. Chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Chính trị.
Theo đó, Quốc hội đã chính thức thông qua việc tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành), mức lương cơ sở mới này được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Đồng thời, nội dung trên cũng nêu rõ việc chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 trong năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?