Năm 2022, bắt buộc phải có chữ ký của người bị thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong biên bản đo đạc, kiểm đếm?
Năm 2022, bắt buộc phải có chữ ký của người bị thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong biên bản đo đạc, kiểm đếm?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 05/2022/QĐ-UBND có đề cập tới vấn đề này như sau:
"Điều 9. Kê khai, cung cấp hồ sơ và thực hiện đo vẽ, kiểm đếm hiện trạng nhà đất và tài sản gắn liền với đất, cây trồng, vật nuôi và các nội dung liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Thực hiện theo điểm c khoản 1 Điều 69, Điều 166, Điều 170 Luật Đất đai năm 2013)
...
2. Thực hiện đo vẽ, kiểm đếm hiện trạng nhà đất và tài sản gắn liền với đất, cây trồng, vật nuôi và các nội dung liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
a) Lịch đo vẽ, kiểm đếm phải thông báo cụ thể đến từng người có đất thu hồi, người bị ảnh hưởng.
b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phối hợp với Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, đơn vị có chức năng đo vẽ và người có đất thu hồi, người bị ảnh hưởng để thực hiện đo vẽ hiện trạng nhà đất và tài sản gắn liền với đất, cây trồng, vật nuôi và các nội dung liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm của dự án.
c) Biên bản đo đạc, kiểm đếm phải lập thành 03 bản, phải có chữ ký của đại diện tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người có đất bị thu hồi, người bị ảnh hưởng hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật, đại diện Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Các bên tham gia kiểm đếm được cung cấp 01 Biên bản kiểm đếm (Mẫu số 03).
Sau khi đơn vị đo đạc hoàn thành bản vẽ hiện trạng nhà đất, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chuyển bản vẽ hiện trạng để các bên liên quan tự kiểm tra và ký xác nhận; trường hợp có ý kiến không đồng ý với bản vẽ hiện trạng nhà đất thì chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc, đại diện Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải cùng Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, đơn vị tư vấn đo đạc tiến hành xác minh lại, lập biên bản giải quyết vụ việc."
Như vậy, trong năm 2022, người bị thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bắt buộc phải ký tên vào trong biên bản đo đạc, kiểm đếm.
Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được quy định như thế nào?
Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc (kể cả đối với trường hợp không có thu hồi đất) theo quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 05/2022/QĐ-UBND sẽ được thực hiện theo điểm d khoản 1 Điều 69 và Điều 70 Luật Đất đai 2013.
Một số trường hợp cụ thể khi thực hiện đo đạc, kiểm đếm cần phải xử lý riêng là gì?
Theo Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 05/2022/QĐ-UBND thì một số trường hợp cụ thể khi thực hiện đo đạc, kiểm đếm sẽ được xử lý như sau:
- Bản vẽ hiện trạng nhà đất của người có đất thu hồi, người bị ảnh hưởng phải thực hiện theo quy chuẩn tiêu chuẩn về việc sử dụng bản đồ địa chính, lập trích lục bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất, sơ đồ nhà ở, sơ đồ công trình xây dựng phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và phải phù hợp với kết quả đo đạc, kiểm đếm.
- Kết quả đo đạc, kiểm đếm, kết quả thẩm tra xác minh của các cơ quan có chức năng và hồ sơ lưu trữ của cơ quan nhà nước là căn cứ để xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi, người bị ảnh hưởng.
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải hoàn thành việc đo vẽ, kiểm đếm hoặc kiểm đếm bắt buộc đối với toàn bộ các thửa đất, khu đất trong ranh thu hồi đất để thực hiện dự án theo Kế hoạch thu hồi đất để đảm bảo việc ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và hỗ trợ tìm kiếm việc làm trong cùng một ngày.
- Trường hợp khi đo đạc, kiểm đếm mà thông tin người sử dụng đất, người bị ảnh hưởng hoặc số liệu về số thửa, diện tích, loại đất trên thực địa không phù hợp với thông tin người sử dụng đất, người bị ảnh hưởng hoặc số liệu về số thửa, diện tích, loại đất đã xác định trong hồ sơ địa chính và trong Thông báo thu hồi đất đã ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này thì Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án trình Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức (hoặc trình Ủy ban nhân dân Thành phố trong trường hợp Ủy ban nhân dân Thành phố thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013) chấp thuận căn cứ vào kết quả đo đạc, kiểm đếm thực tế để xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của người có đất thu hồi, người bị ảnh hưởng, đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức (hoặc Ủy ban nhân dân Thành phố) điều chỉnh lại Thông báo thu hồi đất đã ban hành trước đây.
- Trường hợp người đang sử dụng đất, người bị ảnh hưởng hoặc người thực hiện Tờ kê khai vắng mặt thì Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án trình Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức (hoặc trình Ủy ban nhân dân Thành phố trong trường hợp Ủy ban nhân dân Thành phố thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013) chấp thuận căn cứ vào thông tin trên hồ sơ địa chính, Thông báo thu hồi đất, kết quả đo đạc kiểm đếm thực tế để xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của người có đất thu hồi, người bị ảnh hưởng mà không phải đề nghị Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức (hoặc Ủy ban nhân dân Thành phố) điều chỉnh lại Thông báo thu hồi đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?