Múi giờ Việt Nam là múi giờ thứ mấy? Chênh lệch múi giờ của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới như thế nào?
Múi giờ Việt Nam là múi giờ thứ mấy?
Tại Điều 1 Quyết định 121-CP năm 1967 được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 134/2002/QĐ-TTg về việc tính lịch và quản lý lịch nhà nước như sau:
Lấy múi giờ thứ 7 theo hệ thống múi giờ quốc tế làm giờ chính thức của Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam ở múi giờ thứ 7. Múi giờ này trùng với múi giờ của các quốc lân cận gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Indonesia.
Trước khi thống nhất sử dụng múi giờ số 7 (GMT +7) thì Việt Nam đã từng sử dụng tổng cộng 4 múi giờ. Đó là giờ Pháp UTC+7, UTC+8, UTC+9.
*Chênh lệch múi giờ của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới
- Múi giờ Việt Nam so với múi giờ Mỹ: Múi giờ tại Mỹ lấy trung bình là GMT -5. So với múi giờ Việt Nam GMT + 7 thì sự chênh lệch giữa giờ Việt Nam và giờ Mỹ là 12 tiếng.
- Múi giờ Việt Nam so với múi giờ các nước tại Châu Á:
+ So với múi giờ Thái Lan, Campuchia, Lào: Việt Nam có cùng múi giờ với các nước trên là UTC + 7
+ So với múi giờ Nhật Bản: Múi giờ của Tokyo là GMT + 9, so với Việt Nam, giờ tại Nhật Bản nhanh hơn 2 tiếng.
+ So với múi giờ Hàn Quốc: Tương tự như Nhật Bản, múi giờ Hàn Quốc là GMT + 9, sự chênh lệch thời gian giữa Việt Nam và Hàn Quốc là 2 tiếng.
+ So với với múi giờ Trung Quốc: Mặc dù có diện tích rộng lớn nhưng thực tế, múi giờ Trung Quốc chỉ sử dụng GMT + 8, tức nhanh hơn giờ tại Việt Nam 1 tiếng.
+ So với múi giờ Nga: Nga sử dụng múi giờ GMT + 3, nên giờ Nga và giờ Việt nam chênh nhau 4 tiếng, giờ tại Nga chậm hơn giờ Việt Nam.
- Múi giờ Việt Nam so với các nước tại Châu Âu:
+ So với Anh: Giờ Anh được xem là giờ chuẩn theo thang đo Greenwich, tức GMT + 00. Như vậy, giờ Việt Nam sẽ nhanh hơn giờ Anh 7 tiếng. Tức tại Anh đang là 10 giờ khuya thì tại Việt Nam đang là 5 giờ sáng ngày tiếp theo.
+ So với Đức: Nước Đức sử dụng múi giờ GMT+1, nên sự chênh lệch múi giữa Việt Nam và Đức là 6 tiếng.
Múi giờ Việt Nam là múi giờ thứ mấy? (Hình từ Internet)
Quy định về lịch dương đối với Việt Nam hiện nay như thế nào?
Tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư 01-VLĐC năm 1967 như sau:
Điều 2 Quyết định 121-CP năm 1967 khẳng định dương lịch (lịch Grê-goa) là công lịch tức là lịch duy nhất được dùng trong các cơ quan Nhà nước, trong các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta, trong giao dịch giữa Nhà nước với nhân dân và giao dịch với nước ngoài.
Hiện nay các cơ quan Nhà nước (hành chính, tư pháp, chuyên môn) và đoàn thể các cấp, đã dùng dương lịch một cách phổ biến nhưng vẫn còn một số ngành trong một số công việc chưa tôn trọng triệt để công lịch, còn ghi ngày tháng theo âm lịch hay theo cả dương lịch và âm lịch. Bất lợi nhất nói chung là việc đặt kế hoạch sản xuất, nói riêng là việc định thời vụ nông nghiệp theo âm lịch. Tình trạng đó cần phải chấm dứt. Trong việc chỉ đạo nông nghiệp cần bỏ hẳn việc lấy ngày, tháng âm lịch để định thời vụ.
Quyết định này bắt buộc phải dùng dương lịch trong các giấy tờ văn bản của các cơ quan Nhà nước giữa các cơ quan Nhà nước với nhân dân (thí dụ các đơn từ, các hợp đồng giữa nhân dân và Nhà nước …).
Về phần âm lịch, thì quyết định xác nhận là căn cứ để tính ngày Tết dân tộc, một số ngày kỷ niệm lịch sử và lễ cổ truyền. Như vậy là vẫn giữ nguyên những ngày lễ hiện hành còn tính theo âm lịch. Trong số đó, có những ngày thuần túy là ngày mặt trăng, có âm lịch mới tính được, như ngày Tết đầu năm âm lịch,ngày trung thu, rằm tháng tám v.v… nhưng cũng có những ngày lịch sử như ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng… sau này có thể chuyển sang dương lịch để thống nhất với cách tính các ngày lễ chính thức.
Như vậy là âm lịch chỉ cần dùng trong việc định một số ngày lễ cổ truyền, ngoài ra thì các sinh hoạt tập thể và công cộng hoàn toàn có thể tính theo dương lịch.
Quy định về lịch âm đối với Việt Nam hiện nay như thế nào?
Tại tiểu mục 3 Mục II Thông tư 01-VLĐC năm 1967 của Nha khí tượng hướng dẫn về lịch dương đối với Việt Nam như sau:
Điều 3 Quyết định 121-CP năm 1967 đề ra việc sửa đổi cách tính âm lịch cho phù hợp với vị trí của nước ta. Âm lịch từ nay phải căn cứ vào giờ chính thức của nước ta trong khi tính các tuần trăng, có như vậy mới đúng với ngày giờ xuất hiện mặt trăng trên đất nước ta. Theo cách tính cũ thì các ngày mồng một không có trăng có thể chậm hơn một ngày, do đó tháng đủ, tháng thiếu, năm nhuận, tháng nhuận có thể xê xích đi. Nay tính theo giờ chính thức của nước ta để cho chính xác hơn thì nhất định sẽ có những ngày Tết, những tháng nhuận, những năm nhuận khác với các lịch cũ.
Theo quyết định của Hội đồng Chính phủ tất cả các loại âm lịch còn tồn tại ở nước ta đều không thể dùng để tính ngày tháng âm lịch được kể từ ngày 01/01/1968. Bảng ngày tháng âm lịch dùng làm căn cứ để Bộ Nội vụ định các ngày lễ lớn hàng năm sẽ do Nha khí tượng tính theo Điều 3 Quyết định 121-CP năm 1967.
Việc sửa đổi này mở đường cho công tác tính âm lịch ở nước ta thành một công tác khoa học gắn liền với các tiến bộ về thiên văn học trong nước và trên thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?