Mức xử phạt hành chính mới nhất đối với hành vi khai báo gian dối của người tham gia tố tụng hình sự?
Người tham gia tố tụng hình sự có hành vi khai báo gian dối sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người tham gia tố tụng khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, trừ người bị buộc tội;
b) Người tham gia tố tụng từ chối khai báo hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ cung cấp tài liệu, đồ vật, trừ người bị buộc tội.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng làm giả hoặc hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án, vụ việc,
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này
b) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Người giám định, người định giá tài sản từ chối kết luận giám định, định giá tài săn mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở lại khách quan,
4, Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;
b) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan,
c) Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực buộc người bị hại khai báo gian dối hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Như vậy, người tham gia tố tụng hình sự có hành vi khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, trừ người bị buộc tội thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Mức xử phạt hành chính mới nhất đối với hành vi khai báo gian dối của người tham gia tố tụng hình sự?
Người bị buộc tội có hành vi khai báo gian dối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ vào Điều 466 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật:
1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ việc, vụ án;
2. Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;
3. Từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, đồ vật;
4. Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
5. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;
6. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối;
7. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan;
8. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;
9. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng;
10. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
11. Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng;
12. Ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Theo đó, người bị buộc tội có hành vi khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật sẽ căn cứ vào mức độ của hành vi vi phạm mà cơ quan có thẩm quyền có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi khai báo gian dối sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ vào Điều 382 Bộ luật Hình sư 2015 một số quy định được bổ sung bởi điểm u khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo như quy định trên thì người làm chứng , người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa có hành vi khai báo gian dối sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 03 tháng đến 01 năm.
Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?