Mục tiêu Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 như thế nào?
Mục tiêu chung về việc phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Mục 1 Chương II Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023, quy định về mục tiêu chung về việc phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 như sau:
Bảo đảm cấp nước, tiêu, thoát nước cho dân sinh, sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế và bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực phòng, chống, giảm thiệt hại do thiên tai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển ở thượng nguồn các sông liên quốc gia.
Mục tiêu Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 tại Quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ như thế nào? (Hình từ internet)
Mục tiêu cụ thể về việc phòng chống thiên tai và thủy lợi đến năm 2030 như thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Mục 1 Chương II Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023, quy định về mục tiêu cụ thể về việc phòng chống thiên tai và thủy lợi đến năm 2030 như sau:
- Về cấp nước
+ Cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt; cấp và tạo nguồn cấp nước cho nông thôn, đô thị, công nghiệp, khu kinh tế...; đáp ứng nhu cầu nước cho hoạt động kinh tế ven biển, các đảo có đông dân cư. Chủ động nguồn nước tại chỗ cho sinh hoạt ở các khu vực bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; chú trọng một số vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng. Chủ động kiểm soát mặn, ngọt tại các vùng cửa sông, vùng ven biển.
+ Cấp nước tưới chủ động cho diện tích lúa 2 vụ với tần suất đảm bảo 85%, riêng vùng đồng bằng sông Hồng đảm bảo 85-90%, đối với các vùng khó khăn về nguồn nước và giải pháp thủy lợi (miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo) bảo đảm 75-85%; kết hợp các giải pháp tưới tiết kiệm nước.
+Cấp nước tưới đảm bảo cho 70% diện tích cây trồng cạn, nâng dần tần suất đảm bảo tưới cho rau màu lên 90%, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm 90-95%. Đảm bảo cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm với khoảng 10,5 triệu con. Cấp nước và thoát nước chủ động cho 1,35 triệu ha nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung.
+Bổ sung nguồn nước trên sông, kênh, hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm, góp phần cải tạo môi trường, đảm bảo chất lượng nước đáp ứng yêu cầu sử dụng nước.
- Về tiêu, thoát nước: Bảo đảm tiêu, thoát nước qua công trình thủy lợi cho khoảng 3,5 triệu ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản và diện tích đất đô thị, công nghiệp với tần suất mưa thiết kế 10%. Chủ động tiêu, thoát nước ra sông chính, tăng diện tích tiêu bằng động lực; duy trì diện tích chứa, điều hòa nước mưa, nhất là các khu đô thị, khu dân cư tập trung.
- Về phòng, chống lũ, ngập lụt và các loại hình thiên tai khác:
+ Hệ thống sông Hồng-Thái Bình: chống lũ với tần suất 0,33% đối với khu vực chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa nước lớn ở thượng lưu, 1% đến 2% đối với khu vực ít chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa nước lớn. Một số thành phố thuộc tỉnh như: Yên Bái, Sơn La chống lũ với tần suất 5%; Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang chống lũ với tần suất 2%; Việt Trì, Lạng Sơn chống lũ với tần suất từ 0,33% đến 1%. Trung tâm thành phố Hà Nội phía hữu ngạn sông Hồng chống lũ với tần suất 0,2%. Các khu vực sông không có đê ở thượng nguồn đảm bảo tần suất thoát lũ theo quy định ở từng khu vực.
+ Hệ thống sông Mã, Cả: vùng hạ lưu chống lũ với tần suất từ 0,6% đến 1%, sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu chống lũ với tần suất 2%, sông Hương đảm bảo thoát lũ với tần suất 7%; hạ lưu sông Trà Khúc đảm bảo thoát lũ với tần suất 10%, hạ lưu các sông Kôn - Hà Thanh, sông Ba đảm bảo thoát lũ với tần suất 5%.
+ Các sông còn lại chủ động phòng tránh và thích nghi với lũ để bảo vệ dân cư, chống lũ sớm, lũ muộn với tần suất 5% đến 10% để bảo vệ sản xuất.
+ Các đô thị lớn, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai chống lũ chính vụ với tần suất 5%. Thành phố Cần Thơ và đô thị các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo chống lũ với tần suất 1%, các khu vực sản xuất cả năm chống lũ với tần suất 2%, các vùng khác chủ động chung sống với lũ.
+ Từng bước nâng cao năng lực phòng, chống lũ quét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Tầm nhìn Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi đến năm 2050 như thế nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Mục 1 Chương II Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023, quy định về tầm nhìn Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi đến năm 2050 như sau:
- Cấp đủ nguồn nước phục vụ sinh hoạt với mức đảm bảo 100%; cấp và tạo nguồn cấp nước cho khu vực nông thôn, đô thị, công nghiệp, khu kinh tế... đáp ứng nhu cầu nước cho hoạt động kinh tế ven biển, các đảo có đông dân cư.
- Cấp nước tưới chủ động cho toàn bộ diện tích lúa được tưới với tần suất đảm bảo tối thiểu 85%, riêng vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo 90% đến 95%, chủ động với các kịch bản cực đoan, nâng cao tỷ lệ tưới tiết kiệm nước.
- Nâng diện tích cây trồng cạn được tưới lên 100% với tần suất đảm bảo tưới từ 90% đến 95%. Đảm bảo cấp đủ nước cho 13 triệu con gia súc, gia cầm. Cấp, thoát nước chủ động cho trên 1,4 triệu ha nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung.
- Khắc phục hoàn toàn tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên các sông, kênh, hệ thống thủy lợi.
- Chủ động tiêu, thoát nước qua công trình thủy lợi cho cây trồng, thủy sản và diện tích đất đô thị, công nghiệp, nâng dần tần suất mua thiết kế lên từ 5% đến 10%.
- Chủ động cấp đủ nước cho sinh hoạt khi xảy ra hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn. Giải quyết dứt điểm nước sinh hoạt cho các vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước.
- Phòng, chống lũ, ngập lụt: hệ thống sông Hồng-Thái Bình, từng bước xem xét nâng mức bảo đảm chống lũ với tần suất 0,2% cho khu vực chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa nước lớn ở thượng lưu; trung tâm thành phố Hà Nội phía hữu ngạn sông Hồng đảm bảo chống lũ với tần suất 0,14%, vùng cửa sông chống lũ với tần suất 0,33%. Chống lũ cho Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương với tần suất 1%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?