Mục tiêu chuyển đổi số quốc gia: Số lượng doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới năm 2022 tăng gần 500 doanh nghiệp so với năm 2021?
- Triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số và ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương năm 2022?
- Các tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để chuyển đổi số thực chất, hiệu quả hơn như nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số?
- Mục tiêu đề ra về chuyển đổi số quốc gia cụ thể như thế nào?
Triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số và ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương năm 2022?
Theo quy định tại Mục 1 Thông báo 159/TB-VPCP năm 2022 kết luận tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số quy định về việc ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và người dân đã tích cực triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể như sau:
- Nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số ở tất cả các cấp, các ngành đã có chuyển biến nhưng so với yêu cầu cần phải được cải thiện hơn nữa, tránh hình thức. 100% các bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số do người đứng đầu làm Trưởng ban. Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được quan tâm chỉ đạo, có trọng tâm, hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 05 Quyết định về chuyển đổi số, trong đó lựa chọn ngày 10 tháng 10 hàng năm là Ngày chuyển đổi số quốc gia để thúc đẩy công tác này. Các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng đã ban hành một số văn bản quan trọng.
- Các cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho Chính phủ số được đẩy mạnh triển khai, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được tích hợp, kết nối và mở rộng thu thập dữ liệu dân cư với trên 10 triệu thông tin bảo hiểm xã hội; gần 78 triệu thông tin công dân với trên 133 triệu mũi tiêm chủng; trên 500 nghìn thông tin dữ liệu về cán bộ, giáo viên; triển khai thí điểm chip điện tử gắn trên thẻ căn cước công dân; cấp trên 7 triệu số định danh cho trẻ em đăng ký khai sinh; thí điểm sử dụng thẻ căn cước công dân trong khám chữa bệnh... từng bước hình thành hệ sinh thái công dân số, đây là những bước chuyển biến rất tích cực. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia cũng đang được tích cực triển khai, bước đầu thí điểm chia sẻ thông tin dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tiếp tục được triển khai tích cực, có hiệu quả. Đến nay, Công Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp 3.552 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (triển khai Quyết định 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ - đã tích hợp thêm 11/25 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Hệ thống hóa đơn điện tử đã được triển khai toàn quốc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục phát huy tinh thần này, triển khai nhanh, toàn diện.
- Đóng góp của kinh tế số cho nền kinh tế ngày càng tăng. Số doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới tăng gần 500 doanh nghiệp so với năm 2021. Đào tạo nhân lực cho chuyển đổi số tiếp tục được quan tâm, trong quý I năm 2022 đã bồi dưỡng, tập huấn được gần 1.000 cán bộ, công chức và mục tiêu đến tháng 10 năm 2022 sẽ bồi dưỡng, tập huấn được 10.000 cán bộ, công chức về chuyển đổi số. Xã hội số, với trọng tâm là công dân số được chú trọng, một số ứng dụng đã đáp ứng được nhu cầu của người Việt Nam, được đông đảo người dân sử dụng, số người nộp thuế, thanh toán trực tuyến tăng nhưng so với sự phát triển phải tăng cao hơn nữa.
- Các hoạt động chuyển đổi số được quốc tế đánh giá cao và dự báo Việt Nam sẽ là một trong những nước đi đầu khu vực ASEAN về chuyển đổi số.
Mục tiêu chuyển đổi số quốc gia: Số lượng doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới năm 2022 tăng gần 500 doanh nghiệp so với năm 2021?
Các tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để chuyển đổi số thực chất, hiệu quả hơn như nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số?
Tại Mục 2 Thông báo 159/TB-VPCP năm 2022 kết luận tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số quy định về các tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để chuyển đổi số thực chất, hiệu quả hơn như nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số cụ thể như sau:
Bên cạnh những kết quả đạt được, phải nhìn nhận thẳng thắn vào các tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để chuyển đổi số thực chất, hiệu quả hơn như nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số ở các bộ, ngành, địa phương tuy có chuyển biến nhưng chưa thật sự sâu sắc, việc thực hiện còn mang tính hình thức, cần quyết liệt loại bỏ căn bệnh này; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách còn chậm, thiếu sự phối hợp, cần huy động vai trò của người dân, doanh nghiệp vào việc xây dựng thể chế, chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao, hiệu quả sử dụng còn hạn chế, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến và hồ sơ trực tuyến còn thấp; chưa hình thành được hệ sinh thái công dân số dẫn đến người dân vẫn chưa được hưởng thụ nhiều tiện ích quan trọng mang lại như y tế, giáo dục, bảo hiểm, ngân hàng, giao thông... để giúp mọi người bình đẳng hưởng thụ, phát triển; các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành triển khai chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, nhất là cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia cần phải đẩy mạnh; nhiều nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, thanh toán điện tử triển khai chậm, kết nối giữa các nền tảng còn thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, an toàn, an ninh mạng tiếp tục diễn biến phức tạp, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ dữ liệu người dân, an toàn công nghệ số còn chưa được chú trọng đúng mức; công tác đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin ở nhiều nơi vẫn chưa được chú trọng, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, nguồn lực triển khai Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số còn hạn chế.
Mục tiêu đề ra về chuyển đổi số quốc gia cụ thể như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Thông báo 159/TB-VPCP năm 2022 kết luận tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số quy định về mục tiêu đề ra về chuyển đổi số quốc gia cụ thể như sau:
- Liên tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược, kế thừa, phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được nhằm tạo không gian phát triển mới, động lực mới. Có tư duy đột phá để tạo ra nguồn lực có tính chất đột phá vì nguồn lực xuất phát từ tư duy và phải có tầm nhìn chiến lược, dài hạn, phát triển có lộ trình, an toàn, bền vững, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo và huy động mọi nguồn lực, thúc đẩy chuyển đổi số gắn với thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
- Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, nói phải đi đôi với làm và phải có kết quả, sản phẩm cụ thể.
- Sử dụng tài nguyên thông tin, dữ liệu thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, có tính kết nối, liên thông cao.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ được phân cấp, phân quyền, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát.
- Hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; coi trọng công tác truyền thông, tạo sự ủng hộ, đồng thuận của người dân và doanh nghiệp.
- Tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát để đánh giá, đo lường kết quả công việc, kịp thời nhân rộng những mô hình hay, kết quả tốt và phê bình, kiểm điểm các công việc không hoàn thành, kém chất lượng.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?