Mức thưởng tết 2024 của giáo viên được quy định như thế nào? Lịch nghỉ tết Âm lịch 2024 của giáo viên ra sao?
Mức thưởng tết 2024 dành cho giáo viên được quy định như thế nào?
Mức thưởng tết 2024 dành cho giáo viên sẽ có sự khác biệt như sau:
*Đối với giáo viên làm việc theo hợp đồng tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập (hay còn gọi trường tư):
Mức thưởng tết được quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019.
Theo đó, mức thưởng tết 2024 của giáo viên tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập sẽ căn cứ vào kết quả của nhà trường, mức độ hoàn thành công việc.
Quy chế thưởng sẽ do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
* Đối với giáo viên là viên chức giảng dạy trong các cơ sở đào tạo công lập:
Trường học không bắt buộc phải thưởng Tết cho giáo viên hợp đồng. Đối với viên chức, tại khoản 3 Điều 12 Luật Viên chức 2010, quy định như sau:
- Viên chức được hưởng tiền thưởng theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương, quỹ tiền thưởng của khu vực công sẽ bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp. Do đó, tiền thưởng của viên chức sẽ được bổ sung vào cơ cấu tiền lương nếu thực hiện cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, quỹ tiền thưởng của viên chức theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đến ngày 01/07/2024 mới được triển khai. Do đó, giáo viên là viên chức sẽ không được thưởng theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 vào dịp Tết 2024.
Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, không có bất kỳ quy định nào thưởng Tết Dương lịch, Âm lịch 2024 cho giáo viên.
Mức thưởng tết 2024 của giáo viên được quy định như thế nào? Lịch nghỉ tết Âm lịch 2024 của giáo viên ra sao? (Hình từ Internet)
Lịch nghỉ tết Âm lịch 2024 với giáo viên ra sao?
Ngày 22/11/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo về lịch nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XB), cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ tết Âm lịch năm 2024 từ thứ Năm ngày 8/2/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/2/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
(Lịch nghỉ Tết Âm lịch bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 02 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).
Theo đó, lịch nghỉ tết giáo viên là viên chức thực hiện theo thông báo như trên.
Giáo viên trực Tết 2024 được nhận bao nhiêu tiền?
Tại khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định về các chế độ liên quan đến tiền lương của giáo viên như sau:
Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
...
Giáo viên dùng ngày nghỉ tết của mình để trực Tết có thể được hưởng tiền làm thêm giờ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, mức hưởng lương làm thêm giờ được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP công thức tính tiền lương trực Tết của giáo viên như sau:
- Trực ban ngày (khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Tiền lương = tiền lương thực trả vào ngày làm bình thường x 300% x số giờ làm
- Trực ban đêm (khoản 1 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Tiền lương = (tiền lương thực trả vào ngày làm bình thường x 300% + tiền lương thực trả vào ngày làm bình thường x 30% + 20% x tiền lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày Tết) x số giờ làm.
Lưu ý: công thức tính lương trên chưa bao gồm tiền lương ngày tết nghỉ có hưởng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?