Mức thu phí khai thác và sử dụng hồ sơ, tài liệu, báo cáo chuyên đề môi trường từ ngày 15/12/2023 là bao nhiêu?
- Mức thu phí khai thác và sử dụng hồ sơ, tài liệu, báo cáo chuyên đề môi trường từ ngày 15/12/2023 là bao nhiêu?
- Tổ chức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu môi trường được giữ lại bao nhiêu tiền phí để trang trải chi phí?
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường bao gồm những cơ sở nào?
- Việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường phải tuân theo các nguyên tắc nào?
Mức thu phí khai thác và sử dụng hồ sơ, tài liệu, báo cáo chuyên đề môi trường từ ngày 15/12/2023 là bao nhiêu?
Căn cứ tại Mục I Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 65/2023/TT-BTC quy định về mức thu phí khai thác và sử dụng hồ sơ, tài liệu, báo cáo chuyên đề môi trường từ ngày 15/12/2023 như sau:
Số TT | Loại tài liệu | Đơn vị tính | Mức phí (đồng) |
1 | Hồ sơ, tài liệu: quản lý chất lượng môi trường; quản lý chất thải và cải thiện môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; truyền thông môi trường; quản lý môi trường lưu vực sông, ven biển và biển | Báo cáo | 800.000 |
2 | Báo cáo kết quả quan trắc môi trường (theo đợt/năm): không khí xung quanh: nước mặt (sông, hồ); nước biển ven bờ; nước mưa; nước dưới đất; trầm tích (sông, nước biển); môi trường đất | Báo cáo | 800.000 |
Mức thu phí khai thác và sử dụng hồ sơ, tài liệu, báo cáo chuyên đề môi trường từ ngày 15/12/2023 là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Tổ chức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu môi trường được giữ lại bao nhiêu tiền phí để trang trải chi phí?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 65/2023/TT-BTC, quy định về quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu môi trường như sau:
Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí được trích lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí, nộp 30% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Chương, Tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì tổ chức thu phí được trích lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.
Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường bao gồm những cơ sở nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 73/2017/NĐ-CP quy định cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường bao gồm các cơ sở sau:
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia là cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường được tổng hợp, liên kết, tích hợp các cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên phạm vi quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, lưu trữ, quản lý;
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường bộ, ngành là cơ sở dữ liệu tích hợp, tập hợp từ thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành và do các bộ, ngành xây dựng, lưu trữ, quản lý;
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp tỉnh là cơ sở dữ liệu tích hợp, tập hợp từ thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, lưu trữ, quản lý;
- Cơ sở dữ liệu chuyên ngành về tài nguyên và môi trường do các tổ chức quản lý lĩnh vực chuyên ngành trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, lưu trữ, quản lý.
Việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường phải tuân theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 73/2017/NĐ-CP quy định việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường phải tuân theo các nguyên tắc như sau:
- Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khoa học, khách quan và kế thừa.
- Tập hợp, quản lý được đầy đủ các nguồn thông tin, dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Lưu trữ, bảo quản đáp ứng yêu cầu sử dụng lâu dài, thuận tiện.
- Tổ chức có hệ thống phục vụ thuận tiện khai thác và sử dụng, phát huy hiệu quả, tiết kiệm chung cho xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Được công bố công khai và được quyền tiếp cận theo quy định của Luật tiếp cận thông tin trừ các thông tin, dữ liệu thuộc về bí mật nhà nước và hạn chế sử dụng.
- Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Sử dụng đúng mục đích, phải trích dẫn nguồn và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, sở hữu trí tuệ.
- Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Thông tư 65/2023/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?