Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau cải cách tiền lương 2024 được quy định ra sao?
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay đang là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung như sau:
a) Bí thư đảng ủy: 0,30;
b) Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25;
c) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20;
d) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.
Như vậy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0.20 mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Theo đó mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay là 360.000 đồng/tháng.
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau cải cách tiền lương 2024 được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau cải cách tiền lương 2024 được quy định ra sao?
Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội.
Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003.
Hiện nay, với chính sách cải cách tiền lương 2024, trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động;
Đồng thời thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Căn cứ theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đưa ra nội dung cải cách về sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Theo đó, khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 sẽ bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ.
Vậy khi đó, mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ không còn áp dụng do sau cải cách tiền lương 2024 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã được thực hiện xếp lương theo chức vụ.
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 ra sao?
Căn cứ Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập được quy định như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức.
Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?