Mức phạt tối đa đối với người có hành vi vi phạm bình đẳng giới là bao nhiêu? Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm?
Bình đẳng giới là gì?
Dưới góc độ pháp lý, bình đẳng giới được định nghĩa tại khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Căn cứ tại Điều 4 Luật bình đẳng giới 2006, mục tiêu hướng đến của bình đẳng giới bao gồm:
- Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới;
- Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực;
- Tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ;
- Thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Có thể thấy, bình đẳng giới đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và vận hành ổn định của xã hội. Mọi người ở mọi giới tính đều được bình đẳng, tôn trọng, không bị kỳ thị hay phân biệt đối xử về giới.
Mức phạt tối đa đối với người có hành vi vi phạm bình đẳng giới là bao nhiêu? Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm?
Người có hành vi vi phạm bình đẳng giới thì bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Ngày 28/12/2021 Chính Phủ ban hành Nghị định 125/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, cá nhân có hành vi vi phạm về bình đẳng giới sẽ bị phạt tiền đối đa là 30 triệu đồng. Cụ thể:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
Tùy vào tính chất, hình thức và mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi vi phạm về bình đẳng giới sẽ đối mặt với mức phạt tương ứng.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP thì mức phạt tối đa có thể lên đến 60.00.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm về bình đẳng giới. Cụ thể:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;
b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Những ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới được quy định trong Nghị định này bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
- Thanh tra, bao gồm:
+ Thanh tra viên đang thi hành công vụ;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở, Chánh Thanh tra cấp Sở;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ;
+ Chánh Thanh tra cấp Bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
- Công an nhân dân, bao gồm:
+ Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
+ Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
+ Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng;
+ Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ;
+ Trưởng phòng Công an cấp tỉnh;
+ Giám đốc Công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;
- Bộ đội Biên phòng, bao gồm:
+ Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ; Trạm trưởng, Đổi trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ;
+ Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy, tội phạm;
+ Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng;
+ Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm;
+ Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng;
- Cảnh sát biển, bao gồm:
+ Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ;
+ Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển;
+ Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát;
+ Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển;
+ Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;
+ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật; Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam;
- Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?