Mức phạt tiền cao nhất đối với cá nhân và tổ chức về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 là bao nhiêu?
Mức phạt tiền cao nhất đối với cá nhân và tổ chức về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Như vậy, mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Theo đó, căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân quy định tại Nghị định là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng.
Như vậy, từ ngày 12/7/2024, mức phạt tiền cao nhất đối với cá nhân là 150.000.000 đồng và với tổ chức là 300.000.000 đồng về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá.
Mức phạt tiền cao nhất đối với cá nhân và tổ chức về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 là bao nhiêu? (Hình ảnh Internet)
Các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm hành chính trong quản lý giá là gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Ngoài các hình thức xử phạt vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
(1) Buộc chấp hành đúng, buộc chấp hành các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định;
Buộc công khai đầy đủ thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định; buộc báo cáo đầy đủ về Quỹ bình ổn giá theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá số tiền do trích lập, sử dụng không đúng quy định hoặc văn bản điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(2) Buộc dừng thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá;
(3) Buộc nộp lại văn bản kê khai giá, buộc thực hiện kê khai hoặc niêm yết giá theo quy định;
(4) Buộc trả lại cho khách hàng số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định, số tiền đã thu lợi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
(5) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
(6) Buộc gửi báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu; buộc báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung; buộc cung cấp, cập nhật thông tin về giá vào cơ sở dữ liệu về giá theo quy định;
(7) Buộc công khai thông tin theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;
(8) Buộc thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;
(9) Buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;
(10) Buộc cập nhật chứng thư thẩm định giá vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;
(11) Buộc lưu trữ, bảo quản và khai thác hồ sơ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;
(12) Buộc giải trình báo cáo thẩm định giá do thẩm định viên về giá thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(13) Buộc thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
(14) Buộc thông tin chính xác, trung thực về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá;
(15) Buộc thực hiện kiểm soát chất lượng báo cáo thẩm định giá;
(16) Buộc cấp lại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cho các học viên tham gia lớp học;
(17) Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng hoặc xác nhận cập nhật kiến thức về thẩm định giá đồng thời buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do hành vi vi phạm;
(18) Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng hoặc xác nhận cập nhật kiến thức về thẩm định giá đồng thời buộc hoàn trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng hoặc cập nhật kiến thức cho các học viên tham gia học;
(19) Buộc đính chính thông tin do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, ngoài hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá bằng tiền thì còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như đã nêu trên.
Thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định như sau:
- Việc thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Đối với biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 2 Điều 10, điểm b khoản 4 Điều 13, điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định 87/2024/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có) để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong Quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.
Sau thời hạn thực hiện công khai nội dung khắc phục hậu quả lên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải báo cáo kết quả thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đến người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt trong 07 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?