Mực nước sông Hồng hôm nay 11/9 tại Hà Nội bao nhiêu mét? Mực nước sông Hồng đạt đỉnh trên mức báo động 2 khi nào?
Mực nước sông Hồng hôm nay 11/9 tại Hà Nội bao nhiêu mét? Mực nước sông Hồng đạt đỉnh trên mức báo động 2 khi nào?
>> Báo động lũ các cấp hiện nay tại miền Bắc và Hà Nội thế nào?
>> Khu vực ngập lụt tại Tuyên Quang khi lũ sông Lô lên cao?
Tại Thông báo DBLU_19/15h30/DBQG TẠI ĐÂY Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia về tin lũ đặc biệt trên sông Thao, tin lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam, tin lũ trên sông Thái Bình và sông Hoàng Long, tin cảnh báo trên sông Hồng.
Theo đó:
Hiện trạng diễn biến lũ đã qua
- Lũ trên sông Hồng (Thành phố Hà Nội) đang lên.
Mực nước lúc 13h/11/9, trên sông Hồng tại Hà Nội 11,14m, dưới BĐ3 0,36m.
Dự báo:
Trong 12 giờ tới:
- Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ2 và dưới BĐ3
Trong 12- 24 giờ tiếp theo:
- Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ biến đổi chậm ở mức BĐ2.
Mực nước sông Hồng hôm nay 11/9 tại Hà Nội bao nhiêu mét? Mực nước sông Hồng đạt đỉnh trên mức báo động 2 khi nào? (Hình từ internet)
Nội dung trong bản tin lũ gồm có những nội dung nào?
Theo Điều 15 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:
Nội dung tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
....
4. Tin lũ và Tin lũ khẩn cấp
a) Tiêu đề Tin lũ và Tin lũ khẩn cấp kèm theo tên khu vực, tên tỉnh hoặc tên sông báo tin lũ;
b) Hiện trạng diễn biến lũ trong 12 giờ qua và số liệu thực đo về mực nước tại thời điểm gần nhất;
c) Dự báo: khả năng diễn biến của lũ trong thời hạn dự báo; mực nước lũ dự báo và so sánh với mực nước tương ứng với các cấp báo động hoặc với mực nước đỉnh lũ trong các trận lũ đặc biệt lớn, lũ lịch sử;
d) Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm;
đ) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ chi tiết cho các khu vực chịu ảnh hưởng theo quy định tại Điều 4 và Điều 45 Quyết định này;
e) Thời gian ban hành bản tin và thời gian ban hành bản tin tiếp theo;
g) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
5. Tin cảnh báo ngập lụt
a) Tiêu đề Tin cảnh báo ngập lụt kèm theo tên khu vực, địa điểm báo tin ngập lụt;
b) Hiện trạng mưa, mực nước hoặc triều cường, nước biển dâng trên khu vực;
c) Cảnh báo các đặc trưng ngập lụt: phạm vi, thời gian, độ sâu ngập lụt lớn nhất;
d) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt theo quy định tại Điều 4 và Điều 45 Quyết định này;
đ) Thời gian ban hành tin;
e) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
6. Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
a) Tiêu đề Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất kèm theo tên khu vực, địa điểm báo tin;
b) Tình hình mưa trên lưu vực trong 6 giờ qua;
c) Cảnh báo mưa trong thời gian tiếp theo;
d) Cảnh báo các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy (nếu có);
đ) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất theo quy định tại Điều 4 và Điều 46 Quyết định này;
e) Thời gian ban hành bản tin;
g) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
Theo đó, nội dung trong bản tin lũ và tin lũ khẩn cấp gồm những nội dung sau:
- Tiêu đề Tin lũ và Tin lũ khẩn cấp kèm theo tên khu vực, tên tỉnh hoặc tên sông báo tin lũ;
- Hiện trạng diễn biến lũ trong 12 giờ qua và số liệu thực đo về mực nước tại thời điểm gần nhất;
- Dự báo: khả năng diễn biến của lũ trong thời hạn dự báo; mực nước lũ dự báo và so sánh với mực nước tương ứng với các cấp báo động hoặc với mực nước đỉnh lũ trong các trận lũ đặc biệt lớn, lũ lịch sử;
- Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm;
- Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ chi tiết cho các khu vực chịu ảnh hưởng theo quy định tại Điều 4 và Điều 45 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;
- Thời gian ban hành bản tin và thời gian ban hành bản tin tiếp theo;
- Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
Lũ là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, quy định lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, trong đó:
- Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được;
- Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc;
- Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ quy định tại khoản 27 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg hoặc lũ được hình thành do mưa lớn xảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập, vỡ đê, tràn đê.
*Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ trên sườn dốc và trên các sông suối nhỏ miền núi, dòng chảy xiết, thường kèm theo bùn đá, lũ lên nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thay đổi thông tin hộ chiếu của chủ tịch công ty hay không?
- Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng phải chịu là 5% hay 10% đối với thiết bị lắp đặt trong trường học?
- Trường hợp nào cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền?
- Điều chỉnh tiến độ không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng có phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư không?
- Việc phân hạng nhà chung cư được thực hiện đối với từng tòa nhà chung cư dựa trên những cơ sở nào?