Mức lương tối thiểu vùng 2024 ra sao? Nội dung cải cách tiền lương về mức lương tối thiểu vùng theo Nghị quyết 27 thế nào?
Mức lương tối thiểu vùng 2024 ra sao?
Tại Công văn 7978/VPCP-KTTH năm 2023 của Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và trình dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sau khi Hội đồng tiền lương quốc gia khuyến nghị với Chính phủ về phương án lương tối thiểu năm 2024.
Hiện nay vẫn chưa xác định cụ thể mức tăng cũng như thời điểm điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2024.
Sau một thời gian trì hoãn họp thương lượng tiền lương tối thiểu vùng, phiên họp lần 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ diễn ra trong tháng 12/2023. Do đó, khó có thể tăng từ ngày 01/01/2024 tới đây.
Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mức tăng 5 - 6% nhưng với tình hình lạm phát hiện tại, mức tăng đề xuất hẳn sẽ còn nhiều sự thay đổi.
Về thời điểm tăng lương tối thiểu vùng, hiện đang có 02 đề xuất là tăng lương tối thiểu vùng từ 01/01/2024 hoặc từ ngày 01/7/2024 để thực hiện cùng lúc với chính sách cải cách tiền lương.
Do chưa có văn bản chính thức nên giai đoạn đầu năm 2024, mức lương tối thiểu vùng có thể vẫn thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Theo đó nếu chưa có sự thay đổi gì thì mức lương tối thiểu vùng 2024 vẫn tiếp tục thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP với số tiền cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng 2 | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng 3 | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng 4 | 3.250.000 | 15.600 |
*Lưu ý: Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Xem thêm:
Mức lương tối thiểu vùng 2024? Nội dung cải cách tiền lương về mức lương tối thiểu vùng theo Nghị quyết 27 thế nào? (Hình từ internet)
Nội dung cải cách tiền lương về mức lương tối thiểu vùng theo Nghị quyết 27 thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 3.2 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 như sau:
Trong đó, có đề cập về nội dung cải cách tiền lương về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Nội dung cải cách
...
3.2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
a) Về mức lương tối thiểu vùng
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động.
- Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội (cung - cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, việc làm, thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp...).
- Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Tiền lương quốc gia; bổ sung các chuyên gia độc lập tham gia Hội đồng.
Như vậy, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng theo cải cách tiền lương được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về tiền lương như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối với hành vi người sử dụng lao dộng là cá nhân có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng.
*Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên là mức xử phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm. Đối với người sử dụng lao động là tổ chức mức phạt nhân đôi theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?