Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bị xem là không còn phù hợp với thực tế trong những trường hợp nào?
Thiệt hại như thế nào sẽ được bồi thường?
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì có trách nhiệm phải bồi thường.
Yếu tố "thiệt hại" được đề cập tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Cách xác định các thiệt hại này được hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm:
+ Tổn thất về tài sản mà không khắc phục được;
+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.
- Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.
Như vậy, việc xác định các thiệt hại về vật chất và tinh thần để thực hiện bồi thường được dựa theo nội dung nêu trên.
Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bị xem là không còn phù hợp với thực tế trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bị xem là không còn phù hợp với thực tế trong những trường hợp nào?
Tại khoản 3 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 có đề cập đến việc mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế như sau:
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
...
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Theo đó, việc xác định mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP như sau:
Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về một trong các trường sau:
- Thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội;
- Thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại;
- Sự biến động về giá cả;
- Thay đổi về khả năng kinh tế của người có trách nhiệm bồi thường mà mức bồi thường không còn phù hợp với sự thay đổi đó.
Khi có một trong những sự thay đổi trên, bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại.
Kèm theo đơn yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại.
Khi nào được giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Về nội dung này, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn như sau:
Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường là trường hợp có căn cứ chứng minh rằng nếu Tòa án tuyên buộc bồi thường toàn bộ thiệt hại thì không có điều kiện thi hành án.
Ví dụ: Một người vô ý làm cháy nhà người khác gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng. Người gây thiệt hại có tổng tài sản là 100.000.000 đồng, thu nhập trung bình hàng tháng là 2.000.000 đồng. Mức thiệt hại này là quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại.
Như vậy, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế khi có căn cứ chứng minh rằng nếu bị tuyên buộc tội thì cũng không có khả năng thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?