Một số mẫu đơn giải trình được sử dụng phổ biến trong năm 2024? Trường hợp nào phải sử dụng đơn giải trình?
Các trường hợp cần phải sử dụng đơn giải trình?
Đơn giải trình là đơn của một cá nhân, tổ chức soạn thảo khi được cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, hoặc được sử dụng khi làm sai một vấn đề nào đó,… .
Giải trình có thể được thực hiện thông qua hình thức văn bản hoặc giải trình trực tiếp như sau:
Với trường hợp giải trình bằng văn bản thì cá nhân, tổ chức phải soạn thảo đơn giải trình và gửi lại cho chủ thể cho yêu cầu trong một khoản thời gian hợp lý. Thông thường trong trường hợp này, cá nhân thường bị xử phạt vi phạm hành chính và sẽ soạn đơn giải trình để giải trình về vụ việc vi phạm.
Với trường hợp giải trình trực tiếp thì cá nhân, tổ chức được yêu cầu giải trình phải chuẩn bị đầy đủ nội dung, tình tiết để giải trình trước tổ chức, cá nhân yêu cầu.
Hướng dẫn cách viết đơn giải trình?
Đơn giải trình mặc dù không phải là một văn bản hành chính, tuy nhiên cần phải đảm bảo văn phong, tiêu chuẩn của một văn bản theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP để thể hiện sự chuyên nghiệp, nhất là trong các trường hợp giải trình gửi đến các cơ quan nhà nước.
Thông thường, một đơn giải trình sẽ thường gồm 3 phần như sau:
Phần mở đầu: mở đầu đơn giải trình thường phải có ngày, tháng, năm làm đơn, nội dung chính của đơn giải trình (đơn giải trình về vấn đề gì?), gửi đến cơ quan, tổ chức nào?
Cần phải đảm bảo điền đầy đủ, chính xác thông tin của đối tượng làm giải trình cũng như chủ thể tiếp nhận đơn giải trình (họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ đối với cá nhân), (họ và tên, địa chỉ, fax, địa chỉ của tổ chức, người đại diện theo pháp luật,… đối với cơ quan, tổ chức).
nội dung: Đây là phần quan trọng nhất của đơn giải trình, trong mục này cần phải ghi rõ đơn giải trình lập vì vấn đề gì, lí do viết đơn giải trình, theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, công văn nào, nội dung giải trình và các tài liệu kèm theo.
kết luận của giải trình: phần này có thể trình bày ngắn gọn và đơn giản, cam kết về các nội dung bên trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Một số mẫu đơn giải trình được sử dụng phổ biến trong năm 2024? Trường hợp nào phải sử dụng đơn giải trình? (Hình từ internet)
Một số mẫu đơn giải trình phổ biến nhất hiện nay?
Dưới đây là một số mẫu đơn giải trình được sử dụng phổ biến hiện nay
Mẫu đơn giải trình sử dụng chung
Tải mẫu đơn giải trình được sử dụng chung: Tại đây
Mẫu đơn giải trình đối với cơ quan bảo hiểm xã hội
Tải mẫu đơn giải trình đối với cơ bảo hiểm xã hội: Tại đây
Mẫu đơn giải trình đối với cơ quan thuế
Tải mẫu đơn giải trình đối với cơ quan thuế: Tại đây
Như vậy, trên đây là hướng dẫn cách viết đơn giải trình và một số mẫu đơn giải trình được sử dụng phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?