Một số chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 7/2023 mà người dân cần chú ý để áp dụng cho đúng?
- Một số chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 7/2023 mà người dân cần chú ý để áp dụng cho đúng?
- Đối tượng nào sẽ tăng mức đóng bảo hiểm y tế từ 01/7/2023?
- Tăng mức thanh toán BHYT trực tiếp với trường hợp đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT lên bao nhiêu từ 01/7/2023?
- Thay đổi điều kiện hưởng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục từ 01/7/2023?
Một số chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 7/2023 mà người dân cần chú ý để áp dụng cho đúng?
Hiện nay, kể từ ngày 01/7/2023, do thực hiện chính sách tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng, dẫn đến việc một số chính sách về bảo hiểm y tế có liên quan đến mức lương cơ sở sẽ có thay đổi , đơn cử như:
- Tăng mức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng
- Thay đổi điều kiện hưởng BHYT 05 năm liên tục
- Hướng dẫn thủ tục online đăng ký khai sinh, nhập khẩu, cấp thẻ BHYT cho trẻ
- Tăng mức thanh toán BHYT trực tiếp với trường hợp đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT
Một số chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 7/2023 mà người dân cần chú ý để áp dụng cho đúng? (Hình internet)
Đối tượng nào sẽ tăng mức đóng bảo hiểm y tế từ 01/7/2023?
Hiện nay, thực tế mức đóng bảo hiểm y tế được xác định dựa trên mức lương cơ sở. Việc tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 (áp dụng Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở). Như vậy, từ ngày 01/7/2023, khi thực hiện chính sách tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng nên mức đóng bảo hiểm y tế của một số nhóm đối tượng sau sẽ được điều chỉnh tăng:
- Đối với học sinh, sinh viên
- Người đi làm
- Người tham gia BHYT hộ gia đình
- Người thuộc hộ nghèo, cận nghèo
(1) Mức đóng BHYT với Học sinh, sinh viên
Cụ thể, căn cứ khoản 11 Điều 18 và điểm 4.2 khoản 4 Điều 17 Quy trình kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, học sinh, sinh viên tham gia BHYT sẽ phải đóng theo mức sau:
Mức đóng BHYT = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở |
Lưu ý: Số tiền mà học sinh, sinh viên thực đóng BHYT tăng từ 563.220 đồng/năm lên 680.400 đồng/năm (do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng).
Từ 01/7/2023, mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên thay đổi như sau:
Phương thức | Học sinh, sinh viên đóng 70% | Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% | Tổng mức đóng bảo hiểm y tế |
03 tháng | 170.100 | 72.900 | 243.000 |
06 tháng | 340.200 | 145.800 | 486.000 |
12 tháng | 680.400 | 291.600 | 972.000 |
(2) Mức đóng BHYT với người đi làm
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 18 Quy trình kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mỗi tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức,… phải đóng bảo hiểm y tế (BHYT) theo mức sau:
Mức đóng BHYT = 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
Trong đó: Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng BHYT = 20 x Mức lương cơ sở (khoản 5 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014)
(3)Mức đóng BHYT với người tham gia BHYT hộ gia đình
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình được xác định như sau:
Thành viên hộ gia đình | Số tiền đóng/tháng |
Người thứ nhất | 4,5% mức lương cơ sở |
Người thứ hai | 70% mức đóng của người thứ nhất |
Người thứ ba | 60% mức đóng của người thứ nhất |
Người thứ tư | 50% mức đóng của người thứ nhất |
Người thứ năm trở đi | 40% mức đóng của người thứ nhất |
Từ 01/7/2023, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình thay đổi như sau:
Thành viên hộ gia đình | Tiền đóng BHYT hộ gia đình trước đó | Tiền đóng BHYT hộ gia đình từ 01/7/2023 |
Người thứ nhất | 804.600 đồng/năm | 972.000 đồng/năm |
Người thứ hai | 563.220 đồng/năm | 680.400 đồng/năm |
Người thứ ba | 482.760 đồng/năm | 583.200 đồng/năm |
Người thứ tư | 402.300 đồng/năm | 486.000 đồng/năm |
Người thứ năm trở đi | 321.840 đồng/năm | 388.800 đồng/năm |
*Mức đóng BHYT với hộ nghèo, cận nghèo
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 18 Quy trình kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, theo đó thành viên thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo đa chiều tham gia BHYT phải đóng BHYT theo mức sau:
Mức đóng BHYT = 30% x 4,5% x Mức lương cơ sở x Thời gian đóng |
Từ 01/7/2023, mức đóng bảo hiểm y tế của hộ nghèo, cận nghèo thay đổi như sau:
Mức đóng BHYT hộ nghèo, cận nghèo trước đó | Mức đóng BHYT hộ nghèo, cận nghèo từ 01/7/2023 |
30% x 4,5% x 1,49 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 241.380 đồng/năm | 30% x 4,5% x 1,8 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 291.600 đồng/năm |
Tăng mức thanh toán BHYT trực tiếp với trường hợp đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT lên bao nhiêu từ 01/7/2023?
Tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trường hợp đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp chi phí như sau:
STT | Trường hợp | Cách tính | Số tiền được thanh toán trực tiếp từ ngày 01/7/2023
|
1 | Đi khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện |
|
|
1.1.
| Ngoại trú
| Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở
| Tối đa 270.000 đồng (trước đó thanh toán tối đa 223.500 đồng) |
1.2.
| Nội trú
| Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở
| Tối đa 900.000 đồng (trước đó thanh toán tối đa 745.000 đồng) |
2
| Khám, chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh mà không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT
| Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở
| Tối đa 1,8 triệu đồng (trước đó thanh toán tối đa 1,49 triệu đồng) |
3 | Khám, chữa bệnh nội trú tại bệnh viện trung ương mà không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT
| Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng nhưng tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở
| Tối đa 4,5 triệu đồng (trước đó thanh toán tối đa 3,725 triệu đồng) |
(Căn cứ dẫn chiếu từ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở áp dụng từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng)
Thay đổi điều kiện hưởng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục từ 01/7/2023?
Điều kiện hưởng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
- Có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên;
- Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
- Số tiền cùng chi trả/chi phí đồng chi trả là khoản tiền mà người bệnh có BHYT phải cùng chi trả với cơ quan bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ % được hưởng của loại thẻ bảo hiểm y tế.
Hiện nay, từ quy định trên, đồng thời tạ từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 Nghị định 24/2023/NĐ-CP), người bệnh muốn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế 05 năm liên tục thì trong năm đó thì phải đáp ứng việc đã có số tiền đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, tức là từ 10.800.000 đồng trở lên (trước đó chỉ cần chi phí đạt 8.960.000 đồng trở lên).
Như vậy, từ tháng 7/2023, với phần chi phí đồng chi trả vượt quá 10.800.000 đồng thì người bệnh mới được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?