Môn Lịch sử sẽ trở thành môn học tự chọn từ lớp 10 - 12 theo chương trình giáo dục phổ thông mới?

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới. Có phải môn Lịch sử sẽ không còn là môn học bắt buộc từ lớp 10 theo chương trình này không? Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra phương pháp gì để giảng dạy môn Lịch sử?

Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông hiện nay là gì?

Theo mục II Chương trình tổng thể - Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT đưa ra mục tiêu như sau:

- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

- Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

- Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới thì môn Lịch sử sẽ trở thành môn học tự chọn trong hệ thống chương trình giáo dục Việt Nam đúng không?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới thì môn Lịch sử sẽ trở thành môn học tự chọn trong hệ thống chương trình giáo dục Việt Nam đúng không?

Môn Lịch sử có phải sẽ bị "khai tử" trong hệ thống chương trình giao dục Việt Nam?

Theo tiểu mục 2 mục IV Chương trình tổng thể Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có hướng dẫn như sau:

- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

- Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn:

+ Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.

+ Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.

+ Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật).

Theo đó, học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.

Tại tiểu mục 3 mục V Chương trình tổng thể Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có hướng dẫn như sau:

Nội dung giáo dục khoa học xã hội được chia theo hai giai đoạn: giai đoạn cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Giáo dục khoa học xã hội được thực hiện trong các môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3, nội dung giáo dục khoa học xã hội được thực hiện trong môn Tự nhiên và Xã hội; lên lớp 4 và lớp 5, môn Tự nhiên và Xã hội tách thành hai môn Lịch sử và Địa lí, Khoa học. Ở cấp trung học cơ sở, môn Lịch sử và Địa lí gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,... Các mạch kiến thức lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp, như: bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; đô thị - lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; các cuộc đại phát kiến địa lí,...

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:

+Lịch sử, Địa lí là các môn học lựa chọn ở lớp 10, lớp 11 và lớp 12.

+ Ở lớp 10, môn Lịch sử giúp học sinh nắm được những đặc điểm tổng quát của khoa học lịch sử và khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến lịch sử và địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức lịch sử và địa lí trong đời sống, đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử và địa lí, tạo cơ sở vững chắc để học sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, phù hợp.

+ Ở lớp 11 và lớp 12, môn Lịch sử chú trọng đến các chủ đề và chuyên đề học tập về các lĩnh vực của sử học, như: lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử văn minh, lịch sử văn hoá, lịch sử quân sự và lịch sử xã hội, sự tương tác và hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới,…; môn Địa lí tập trung vào một số chủ đề và chuyên đề học tập về địa lí thế giới (khu vực, quốc gia tiêu biểu) và địa lí Việt Nam (tự nhiên, kinh tế - xã hội) nhằm hỗ trợ cho những học sinh có định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng như một số ngành khoa học liên quan.

Theo đó, chỉ khi bước vào giao đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp tức là khi học sinh bắt đầu vào học lớp 10 thì môn Lịch sử mới là môn học lựa chọn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra những phương pháp gì để học và giảng dạy môn Lịch sử hiệu quả?

Theo mục VI Môn Lịch sử Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có đưa ra phương pháp giảng dạy môn lịch sử như sau:

- Định hướng chung: Chương trình môn Lịch sử được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, vì vậy phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hoá hoạt động của người học. Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập gắn với những tình huống của cuộc sống; gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn; tăng cường tự học, làm việc trong nhóm nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực lịch sử cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông.

- Định hướng phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung:

+ Phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu: thông qua việc học tập, giáo viên giúp học sinh hình thành lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước.

+ Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung: giáo viên thông qua phương pháp giảng dạy giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Định hướng phương pháp hình thành, phát triển năng lực lịch sử:

+ Phương pháp hình thành, phát triển năng lực lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử

+ Dạy học môn Lịch sử theo phương pháp dạy học tích cực, giáo viên không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh mà chú trọng hướng dẫn học sinh nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu, từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện

+ Phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực chú trọng việc phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện trực quan (hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, biểu đồ, sa bàn, mô hình, phim tài liệu lịch sử,…).

+ Các hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử bao gồm các hoạt động dạy học ở trong và ngoài lớp học. Giáo viên cần tăng cường mở rộng không gian dạy học trên thực địa (di tích lịch sử, di sản văn hoá, bảo tàng, triển lãm,…), kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động trải nghiệm trên thực tế

+ Để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục lịch sử, cần chú trọng kết hợp giữa giáo dục lịch sử trong nhà trường với gia đình và xã hội.

+ Chương trình môn Lịch sử chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; khuyến khích học sinh tự tìm đọc, thu thập tư liệu lịch sử trên mạng Internet, trong thư viện và trong các hệ thống cơ sở dữ liệu khác để thực hiện các nghiên cứu của cá nhân hoặc nhóm; phát triển kĩ năng sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ việc tái hiện, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

Trên đây là những phương pháp được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra để áp dụng vào việc giảng dạy và học môn Lịch sử trong bối cảnh môn học này chỉ còn là môn học bắt buộc trong chương trình Trung học phổ thông.

Xem Chương trình giáo dục phổ thông mới tại đây.

Môn học tự chọn
Chương trình giáo dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mục tiêu Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
Pháp luật
Chương trình giáo dục là gì? Chương trình giáo dục phải bảo đảm điều gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em hay, chọn lọc nhất? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu và viết của học sinh lớp 4?
Pháp luật
Mẫu bài tham luận nâng cao chất lượng giáo dục mới nhất? Nhiệm vụ chung của các cấp học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục là gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác chuẩn bị cho năm học mới 2024 2025 file word trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và cách viết?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện chương trình năm học 2024 2025 TP HCM cấp tiểu học chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục phải có kinh nghiệm và trình độ như thế nào?
Pháp luật
Các thành phần biệt lập là gì? Các thành phần biệt lập gồm những gì? Ví dụ của các thành phần biệt lập?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải thực hiện những công việc, nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Access là gì? Các đối tượng cơ bản trong Access ra sao? Access có những khả năng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Môn học tự chọn
1,591 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Môn học tự chọn Chương trình giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Môn học tự chọn Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào