Mở bài Việt Bắc ngắn gọn, nâng cao chọn lọc? Mở bài Việt Bắc gián tiếp hay nhất? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong CT GDPT là gì?

Mở bài Việt Bắc ngắn gọn, nâng cao chọn lọc? Mở bài Việt Bắc gián tiếp hay nhất? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong CT GDPT là gì?

Mở bài Việt Bắc ngắn gọn, nâng cao chọn lọc? Mở bài Việt Bắc gián tiếp hay nhất?

"Mở bài Việt Bắc ngắn gọn, nâng cao chọn lọc" "Mở bài Việt Bắc gián tiếp hay nhất" như sau:

NGẮN GỌN

BÀI 1

"Việt Bắc" là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà thơ Tố Hữu, được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Bài thơ không chỉ thể hiện nỗi nhớ quê hương, mà còn ca ngợi tình cảm gắn bó sâu sắc giữa người dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Với giọng điệu trữ tình đằm thắm và ngôn ngữ giàu hình ảnh, "Việt Bắc" đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên tươi đẹp cùng lòng yêu nước của nhân dân.

BÀI 2

"Việt Bắc" của Tố Hữu là khúc ca trữ tình sâu lắng về tình quân dân trong thời kỳ kháng chiến. Qua lời đối đáp đầy cảm xúc, bài thơ khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc cùng nghĩa tình cách mạng, thể hiện tình yêu quê hương và lòng biết ơn sâu nặng đối với mảnh đất đã che chở cho cách mạng.

BÀI 3

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận định rằng: “Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên”. Quả đúng như vậy, nhắc đến Tố Hữu, người yêu thơ sẽ nhớ đến ngay một nhà thơ tiêu biểu với phong cách thơ ca trữ tình xen lẫn chính trị trong nền văn học Việt nam. Thơ của ông là lẽ sống, là tình cảm nồng thắm của con người với đời lính, với sự nghiệp giải phóng đất nước. Nổi bật nhất trong sự nghiệp thơ ca của ông đó là khúc tình ca “Việt Bắc” được sáng tác vào tháng 10/1954.

BÀI 4

Tố Hữa là người đại diện xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam và cũng là nhà thơ có phong cách riêng trong sáng tác. Tố Hữu có giọng thơ trữ tình đằm thắm, các sáng táng của ông luôn gắn liền với các chặng đường quan trọng của lịch sử. Vì vậy, thơ của Tố Hữu mang đậm đà tính dân tộc nhưng không tách rời hiện đại. Nổi bật nhất trong sự nghiệp thơ ca của ông đó là khúc tình ca “Việt Bắc” được sáng tác vào tháng 10/1954.

NÂNG CAO, GIÁN TIẾP

BÀI 1

Trong dòng chảy của văn học cách mạng Việt Nam, có những tác phẩm đã trở thành biểu tượng cho cả một thời kỳ lịch sử đầy máu lửa và hào hùng. Không chỉ là những trang thơ về tình yêu đất nước, những bài thơ ấy còn là khúc ca ngợi về tình nghĩa thủy chung, về mối quan hệ bền chặt giữa cách mạng và nhân dân. Nói đến văn học kháng chiến, người ta không thể không nhắc đến Tố Hữu, một nhà thơ trữ tình chính trị với những vần thơ đi cùng năm tháng. Trong số các tác phẩm của ông, "Việt Bắc" nổi lên như một bản tình ca giữa người chiến sĩ cách mạng và mảnh đất đã nuôi dưỡng phong trào kháng chiến. Qua từng câu thơ, Tố Hữu đã khắc họa một Việt Bắc vừa nên thơ, hùng vĩ, vừa chan chứa tình người, nơi tình cảm đồng bào và sự hy sinh vì cách mạng luôn song hành, hòa quyện. "Việt Bắc" không chỉ là tiếng lòng của một cá nhân, mà còn là sự phản chiếu của tinh thần dân tộc, nơi lịch sử, con người và thiên nhiên gặp nhau ở những cảm xúc thiêng liêng, sâu lắng.

BÀI 2

Nhà thơ Tố Hữu đã từng bộc bạch: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”, chính những niềm thương vô bờ bến là những nỗi nhớ trào dâng không ngừng ấy đã tạo ra những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi thơ ca đã trào ra bao niềm thương nỗi nhớ vô bờ bến . Việt Bắc chính xác là những rung động mạnh liệt ấy của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ cũng là kết tinh, là di sản của “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” giữa biết những cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc. Tác phẩm đích đáng là một khúc tình hào hùng về cuộc kháng chiến và con người trong kháng chiến. Bài thơ Việt Bắc được viết ra như là những lời hát tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa những con người kháng chiến đối với đồng bào Việt Bắc được thể hiện qua lăng kính trữ tình kết hợp chính trị, mang đậm tính tình dân tộc và ngòi bút phiêu cảm xúc của thi nhân.

BÀI 3

Việt Bắc là bài thơ trữ tình đằm thắm thiết tha thể hiện ân tình sâu nặng thuỷ chung của tác giả - người cán bộ sắp rời Việt Bắc về miền xuôi - đối với căn cứ địa cách mạng của cả nước. Bài thơ là lời giã biệt của người cán bộ cách mạng sau khi hoàn thành nhiệm vụ, rời Việt Bắc để trở về thủ đô Hà Nội. Trong dòng hồi tưởng đầy cảm xúc, Tố Hữu đã vẽ nên bức tranh nên thơ về núi rừng Việt Bắc hùng vĩ và đậm chất sử thi, nơi từng là căn cứ địa của cách mạng, gắn bó với biết bao chiến công và kỷ niệm. Bài thơ không chỉ là tiếng lòng của người chiến sĩ đối với mảnh đất đã bao bọc mình trong gian khó, mà còn là biểu tượng của tình cảm thủy chung giữa nhân dân và cách mạng, giữa quá khứ và hiện tại, giữa thiên nhiên và con người. Tố Hữu đã sử dụng hình thức đối đáp giàu tính dân gian, kết hợp với ngôn ngữ thơ vừa mộc mạc, vừa sâu sắc, tạo nên một tác phẩm có giá trị nghệ thuật và tư tưởng lớn.

BÀI 4

“Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)

Đã từ rất lâu rồi mảnh đất Tây Bắc – Điện Biên đã được coi là quê hương của kháng chiến chống giặc, quê hương của những biết bao anh hùng, đây hẳn là mảnh đất trung du nghèo khó mà nặng trĩu những ân tình khiến ai nấy mà đã đặt chân đến đây cũng phải bồi hồi, xao xuyến. Mảnh đất này đã trở thành niềm thương, cũng như trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng đến rồi lại phải cất bước rời đi. Có người đã từng nói nên rằng: “ Thơ chỉ trào ra khi trong tim anh mọi thứ đã thật ứ đầy”, chính từ những niềm thương cũng như nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra những rung động mãnh liệt trong tận sâu cảm xúc con người để rồi nhà thơ Tố Hữu – Một người lính đã từng có khoảng thời gian gắn bó sâu đậm với mảnh đất này viết nên tác phẩm “Việt Bắc” – tuyệt tác xuất sắc của đời mình. Tác phẩm là một khúc tình ca và đồng thời cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và những con người trong cuộc kháng chiến. Bài thơ được viết ra như biết bao lời hát về tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa những con người kháng chiến cùng với đồng bào Việt Bắc đã được thể hiện qua lăng kính trữ tình kết hợp với chính trị, đậm đà tính dân tộc và ngòi bút dạt dào cảm xúc của một thi nhân nổi tiếng.

"Mở bài Việt Bắc ngắn gọn, nâng cao chọn lọc" "Mở bài Việt Bắc gián tiếp hay nhất" tham khảo như trên.

Mở bài Việt Bắc ngắn gọn, nâng cao chọn lọc? Mở bài Việt Bắc gián tiếp hay nhất? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong CT GDPT là gì?

Mở bài Việt Bắc ngắn gọn, nâng cao chọn lọc? Mở bài Việt Bắc gián tiếp hay nhất? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong CT GDPT là gì? (Hình từ Internet)

Danh mục văn bản (ngữ liệu) gợi ý lựa chọn ở các lớp 10, 11, 12 đối với môn Văn gồm những gì?

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn nêu rõ danh mục văn bản (ngữ liệu) gợi ý lựa chọn ở các lớp 10, 11, 12 đối với môn Văn gồm:

Truyện, tiểu thuyết

- AQ chính truyện hoặc Thuốc, Cố hương (Lỗ Tấn)

- Đất (Anh Đức)

- Người thầy đầu tiên (C. Aitmatov)

- Chiếc thuyền ngoài xa, Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê (Nguyễn Minh Châu)

- Chí Phèo, Đời thừa (Nam Cao)

- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

- Đăm Săn (Sử thi Tây Nguyên)

- Em bé thông minh (Cổ tích Việt Nam)

- Em Dìn (Hồ Dzếnh)

- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

- Herakles đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp)

- Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)

- Mây trắng còn bay (Bảo Ninh)

- Mẫn và tôi hoặc Trước giờ nổ súng (Phan Tứ)

- Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)

- Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)

- Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)

- Những đứa con trong gia đình hoặc Ở xã Trung Nghĩa (Nguyễn Thi)

- Người trong bao (A. Chekhov)

- Odysseus (Homer)

- Ông già và biển cả (E. Hemingway)

- Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)

- Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)

- Thuỷ nguyệt (Y. Kawabata)

- Trăm năm cô đơn (G. Marquez)

- ...

Thơ, truyện thơ, phú, văn tế

- Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)

- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

- Bảo kính cảnh giới số 43 (Nguyễn Trãi)

- Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)

- Bích Câu kì ngộ (Truyện thơ Nôm, Khuyết danh)

- Chiều biên giới (Lò Ngân Sủn)

- Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm)

- Dấu chân qua trảng cỏ hoặc Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo)

- Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

- Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

- Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)

- Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch)

- Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)

- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

- Nhớ (Nông Quốc Chấn)

- Nối vòng tay lớn hoặc Nhớ mùa thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn, phần lời? ca từ)

- Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

- Quê hương (Giang Nam)

- Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát)

- Sóng (Xuân Quỳnh)

- Xống chụ xon xao (Truyện thơ dân tộc Thái)

- Tạm biệt Huế (Thu Bồn)

- Tặng phẩm của dòng sông (Inrasara)

- Tây Tiến (Quang Dũng)

- Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, Ông nghè tháng Tám (Nguyễn Khuyến)

- Thu hứng 1 (bài 1) hoặc Đăng cao (Đỗ Phủ)

- Tình ca ban mai hoặc Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

- Tôi yêu em (A. Puskin)

- Tràng giang (Huy Cận)

- Truyện Kiều (Truyện thơ Nôm, Nguyễn Du)

- Từ ấy, Việt Bắc, Ta đi tới (Tố Hữu)

- Tự do (P. Eluard)

- Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy Tây (Nguyễn Đình Chiểu)

- Vội vàng, Nguyệt cầm, Thơ duyên (Xuân Diệu)

- ...

Kịch, tuồng, chèo

- Âm mưu và tình yêu (F. Sile)

- Giấc mộng đêm hè (W. Shakespeare)

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

- Kim Nham (Chèo dân gian)

- Mùa hè ở biển (Xuân Trình)

- Nghêu, Sò, Ốc, Hến (Tuồng dân gian Việt Nam)

- Rừng trúc (Nguyễn Đình Thi)

- Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng)

- ...

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- Cơm thầy, cơm cô (Vũ Trọng Phụng)

- Đi trên đường Hà Nội (Đỗ Chu)

- Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân)

- Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm (Đặng Thuỳ Trâm)

- Quyết định khó khăn nhất (Trích Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử - Võ Nguyên Giáp)

- Sống để kể lại (G. Marquez)

- Thần linh ơi, ta có các già làng (Trung Trung Đỉnh)

- Thủ tục làm người còn sống (Minh Chuyên)

- Thượng kinh kí sự (Hải Thượng Lãn Ông)

- Trong giông gió Trường Sa ( nhiều tác giả)

- Việc làng (Ngô Tất Tố)

- ...

Văn nghị luận

- Bài nghị luận xã hội: bàn về một vấn đề xã hội.

- Bài nghị luận văn học: phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.

- Cầu hiền chiếu (Ngô Thì Nhậm)

- Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông (Nguyễn Trãi)

- Hẹn hò với định mệnh (J. Nehru)

- Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung)

- Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh, Hoài Chân)

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng)

- Thơ còn tồn tại được không (Diễn từ Nobel 1975 của E. Montale)

- Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)

- Tôi có một giấc mơ (L. King)

- Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)

- Trích diễm thi tập tự (Tựa Trích diễm thi tập - Hoàng Đức Lương)

- Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người (Hoàng Ngọc Hiến)

- ...

Văn bản thông tin

- Văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, có sử dụng sơ đồ, bảng biểu, có thuyết minh các hình ảnh minh hoạ, có sử dụng trích dẫn, cước chú và phần tài liệu tham khảo.

- Văn bản đa phương thức (kịch bản sân khấu hoá một tác phẩm có trong chương trình môn Ngữ văn được chuyển thể).

Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông là gì?

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ trong văn học? Tác dụng của các loại biện pháp tu từ?
Pháp luật
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
Pháp luật
Tháng 11 tiếng Anh là gì? Tháng 11 tiếng Anh viết tắt thế nào? Lời chúc tháng 11 ý nghĩa thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi? Yêu cầu cần đạt đối với môn ngữ văn cấp 2 hiện nay?
Pháp luật
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20 11 ngắn gọn? Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20 11 ở trường ngắn nhất?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới hay? Cách viết đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới chi tiết? Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề, ngắn gọn? Quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4? Mẫu bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4?
Pháp luật
Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ lớp 12 chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT 2018 là gì?
Pháp luật
Nghị luận về tuổi trẻ nhiệt huyết chọn lọc? Viết đoạn văn 200 chữ về lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
274 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào