Mẫu văn bản thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm như thế nào?
- Mẫu văn bản thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm như thế nào?
- Trường hợp nào được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm?
- Doanh nghiệp tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại những nơi nào?
- Số giờ làm thêm tối đa trong một ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết là bao nhiêu giờ?
Mẫu văn bản thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm như thế nào?
Mẫu Văn bản thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm là Mẫu số 02/PLIV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Văn bản thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:
Tải Mẫu số 02/PLIV Văn bản thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm: Tại đây.
Mẫu số 02/PLIV Văn bản thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm?
Căn cứ tại Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:
- Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.
- Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
- Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
Doanh nghiệp tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại những nơi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
1. Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
a) Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
b) Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
3. Văn bản thông báo theo Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên doanh nghiệp tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại:
- Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
- Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Số giờ làm thêm tối đa trong một ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết là bao nhiêu giờ?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giới hạn số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Như vậy theo quy định trên số giờ làm thêm tối đa trong một ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết là không quá 12 giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?