Mẫu văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở được quy định như thế nào?
Mẫu văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở được quy định như thế nào?
Hiện nay Mẫu văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở được quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở: tại đây.
Mẫu văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Giấy phép môi trường được cấp đổi khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định như sau:
Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường
1. Giấy phép môi trường được cấp đổi trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 42 của Luật này nhưng không thay đổi các nội dung khác quy định trong giấy phép.
Theo đó, Giấy phép môi trường được cấp đổi trong trường hợp sau;
Thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở. Thì chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tiếp tục thực hiện giấy phép môi trường và thông báo cho cơ quan cấp giấy phép môi trường biết để được cấp đổi giấy phép.
Khi đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định:
Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường
1. Cấp đổi giấy phép môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp đổi của chủ dự án đầu tư, cơ sở, kèm theo hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi. Cơ quan cấp giấy phép môi trường cấp đổi giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy phép.
Việc cấp đổi giấy phép môi trường được thực hiện trên môi trường điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền và không phải nộp phí thẩm định theo quy định.
Theo đó, Khi đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường cần chuẩn bị:
- Văn bản đề nghị cấp đổi của chủ dự án đầu tư, cơ sở
- Hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi.
Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường là gì?
Căn cứ Điều 47 Luật Bảo vệ môi trường 2020 Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường gồm:
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có quyền sau đây:
+ Được thực hiện các nội dung cấp phép môi trường quy định trong giấy phép môi trường;
+ Đề nghị cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường;
+ Quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường. Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết;
+ Nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường;
+ Thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
+ Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;
+ Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào theo thông tư 45?
- Tổng hợp 05 cách viết báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng hay, chi tiết chuẩn Nghị định 98?
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?
- Điện mặt trời mái nhà là gì? Có được sử dụng tấm quang điện đã qua sử dụng khi đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?