Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?
Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?
Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở được lập theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 154/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu số 01 - Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở
Trên đây là Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở.
Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào? (Hình từ internet)
Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển như sau:
- Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển và được dùng để ở (sau đây gọi chung là phương tiện) là nơi đăng ký phương tiện hoặc nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Cư trú 2020.
- Nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện là địa điểm mà phương tiện đó thực tế đậu, đỗ, không thuộc địa điểm cấm, khu vực cấm do chủ phương tiện tự xác định và đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi phương tiện đó đậu, đỗ.
Trường hợp chủ phương tiện đã có hợp đồng thuê bến bãi hoặc văn bản chấp thuận cho phương tiện đậu, đỗ của cơ quan, tổ chức quản lý nơi đậu, đỗ thì không phải đăng ký.
- Công dân nộp hồ sơ đăng ký cư trú và Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở (sau đây viết gọn là Tờ khai) theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 154/2024/NĐ-CP bằng phương thức trực tiếp, trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính công ích đến cơ quan đăng ký cư trú. Cơ quan quan đăng ký cư trú có trách nhiệm chuyển Tờ khai đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, xác nhận, trường hợp từ chối giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và chuyển các văn bản này cho cơ quan đăng ký cư trú để xem xét, giải quyết đăng ký cư trú cho công dân.
- Trường hợp chủ phương tiện thay đổi nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện có trách nhiệm đăng ký lại theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 154/2024/NĐ-CP.
*Nghị định 154/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2025.
Địa điểm nào không được đăng ký thường trú mới?
Căn cứ Điều 23 Luật Cư trú 2020 quy định về những địa điểm không được đăng ký thường trú mới như sau:
Địa điểm không được đăng ký thường trú mới
1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, có 05 địa điểm không được đăng ký thường trú mới bao gồm:
- Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác.
- Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc được xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng.
- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định.
- Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truy lĩnh lương là gì? Cách tính truy lĩnh lương như thế nào? Trường hợp nào được truy lĩnh lương hưu?
- Đăng ký doanh nghiệp bao gồm những gì? Phòng Đăng ký kinh doanh có phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?
- Kỳ kế toán gồm những kỳ nào? Một đơn vị kế toán có được sử dụng nhiều hơn một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm?
- Thẩm quyền cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị giải thể trong trường hợp nào?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng định kỳ hàng năm bao gồm chi phí nào? Có phải lập dự toán chi phí bảo trì định kỳ không?