Mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng dành cho doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 28 ra sao?
Mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng dành cho doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 28 ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thông báo tình hình biến động lao động như sau:
Thông báo tình hình biến động lao động
...
2. Trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
Như vậy, trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
Theo đó, căn cứ Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH thì mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng dành cho doanh nghiệp như sau:
*Trên đây là mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng dành cho doanh nghiệp.
Mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng dành cho doanh nghiệp (người sử dụng lao động) |
Lưu ý: Thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng phải thông báo trước ngày 03 hằng tháng.
Mẫu thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng dành cho doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 28 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Doanh nghiệp không thông báo biến động lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định thêm như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc khai trình biến động nhân sự là trách nhiệm của công ty. Trường hợp doanh nghiệp có biến động nhân sự nhưng doanh nghiệp không khai trình là hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Doanh nghiệp có trách nhiệm khai trình biến động người lao động như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của người lao động như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
...
6. Thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện.
Đồng thời, việc thông báo tình hình biến động lao động được hướng dẫn bởi Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Thông báo tình hình biến động lao động
1. Người sử dụng lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động đang làm việc tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2015 theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ thời điểm nêu trên.
Đối với các đơn vị thành lập sau ngày 01 tháng 10 năm 2015 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
3. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Như vậy, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị. Việc thông báo này phải được thực hiện trước ngày 03 hằng tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng công tác xã hội khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội cần phải có trách nhiệm như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị rút trước hạn tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội? Thủ tục rút trước hạn?
- Quốc tế Nam giới là gì? Tại sao ngày 19 11 là ngày Quốc tế Nam giới? Công ty có thưởng cho nam giới 19 11?
- Bài thơ tri ân người lái đò 20 11 ngắn, sâu sắc? Bài thơ tri ân thầy cô 20 11 ngắn? 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam thứ mấy?
- Mẫu Phiếu đánh giá nhân viên cuối năm theo KPI cho nhân viên kinh doanh? Nếu không đạt KPI công ty có quyền trừ lương không?