Mẫu Quyết định trợ cấp tai nạn lao động mới nhất 2023? Nguyên tắc trợ cấp tai nạn lao động ra sao?
Mẫu Quyết định trợ cấp tai nạn lao động mới nhất 2023?
Căn cứ Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Người lao động được tính trợ cấp tai nạn lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
Theo đó, mẫu Quyết định trợ cấp tai nạn lao động mới nhất hiện nay được lập theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
Tải Mẫu Quyết định trợ cấp tai nạn lao động Tại đây.
Mẫu Quyết định trợ cấp tai nạn lao động mới nhất 2023? Nguyên tắc trợ cấp tai nạn lao động ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc trợ cấp tai nạn lao động ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2021/TTBLĐTBXH như sau:
Trợ cấp tai nạn lao động
...
2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
Như vậy, theo quy định trên thì trợ cấp tai nạn lao động được thực hiện cho từng lần xảy ra tai nạn lao động. Không được cộng dồn các vụ tai nạn lao động để xác định trợ cấp tai nạn lao động.
Cách xác định mức trợ cấp tai nạn lao động được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 28/2021/TTBLĐTBXH như sau:
Trợ cấp tai nạn lao động
...
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ví dụ 2:
- Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).
- Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:
Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).
Như vậy, mức trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động được xác định như sau:
Trường hợp | Mức trợ cấp |
Suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% | Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương |
Suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% | Tính theo công thức: Ttc = Tbt x 0,4 Trong đó: + Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương); + Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương). |
Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên | Ít nhất 12 tháng tiền lương |
Người lao động bị chết do tai nạn lao động | Ít nhất 12 tháng tiền lương |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?