Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản, cây hằng năm, công trình tạm được quy định như thế nào?
- Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với động sản, cây hằng năm, công trình tạm cần chuẩn bị giấy tờ gì?
- Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản, cây hằng năm, công trình tạm được quy định như thế nào?
- Phần mô tả tài sản bảo đảm trên Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản, cây hằng năm, công trình tạm được ghi như thế nào?
Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với động sản, cây hằng năm, công trình tạm cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 46 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, khi đi đăng ký biện pháp bảo đảm đối với động sản, cây hằng năm, công trình tạm cần chuẩn bị:
- Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm
- Hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) trong trường hợp Phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên bảo đảm hoặc của bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 8 và điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2022/NĐ-CP
- Hợp đồng bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung có thỏa thuận về việc chứng khoán tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho cùng bên hoặc các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp trở thành chứng khoán không đăng ký tập trung (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực)
Và văn bản xác nhận việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp (01 bản chính) trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản, cây hằng năm, công trình tạm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản, cây hằng năm, công trình tạm được quy định như thế nào?
Hiện nay Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản, cây hằng năm, công trình tạm được quy định tại Mẫu số 01d ban hành kèm Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản, cây hằng năm, công trình tạm tại đây.
Phần mô tả tài sản bảo đảm trên Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản, cây hằng năm, công trình tạm được ghi như thế nào?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định cách ghi đối với phần mô tả tài sản bảo đảm trên Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản, cây hằng năm, công trình như sau:
Việc mô tả tài sản bảo đảm phải xác định được phạm vi động sản được dùng để bảo đảm. Phần mô tả tài sản bảo đảm phải có thêm thông tin đối với 1 số trường hợp cụ thể như sau:
- Tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì thông tin mô tả phải có số khung của phương tiện. Trường hợp tài sản này là tài sản hình thành trong tương lai mà không có thông tin về số khung thì phải mô tả rõ là tài sản hình thành trong tương lai, nếu là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc kho hàng thì mô tả theo thông tin quy định tại khoản 4 Điều 45 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
- Tài sản bảo đảm là tàu cá; phương tiện giao thông đường thủy nội địa; phương tiện giao thông đường sắt hoặc phương tiện chuyên dùng trên đường bộ, đường thủy, đường sắt thì thông tin mô tả phải có tên phương tiện, tên hoặc họ, tên chủ phương tiện hoặc tên hoặc họ, tên chủ sở hữu phương tiện, số đăng ký phương tiện (nếu có), cơ quan cấp Giấy chứng nhận ghi trên Giấy chứng nhận, nhãn hiệu (nếu có), cấp phương tiện (nếu có).
- Tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, kho hàng không phải là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì thông tin mô tả phải kê khai theo giá trị hàng hóa hoặc theo tên, loại hàng hóa; đối với kho hàng thì phải có thêm thông tin về địa chỉ, số hiệu kho (nếu có) hoặc dấu hiệu khác của vị trí kho hàng (nếu có). Việc kê khai thông tin về kho hàng không bao gồm nhà kho, công trình xây dựng khác hoặc kho bãi được sử dụng cho việc chứa hoặc lưu trữ hàng hóa.
Tài sản bảo đảm được đăng ký là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh bao gồm cả quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trong trường hợp hàng hóa luân chuyển được bán, được thay thế, được trao đổi, trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký có yêu cầu khác.
- Tài sản bảo đảm là công trình tạm hoặc cây hằng năm thì thông tin mô tả phải thể hiện được loại tài sản là công trình tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc là cây hằng năm theo quy định của pháp luật về trồng trọt.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký không có yêu cầu khác thì tài sản bảo đảm quy định tại khoản này bao gồm cả hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch đối với cây hằng năm hoặc từ việc phá dỡ đối với công trình tạm.
- Tài sản bảo đảm là động sản đang được lắp đặt, đặt tại hoặc đặt trên đất, nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở thì thông tin mô tả phải thể hiện được tài sản bảo đảm là động sản, không phải là tài sản gắn liền với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng.
- Tài sản bảo đảm là vật có vật phụ, vật đồng bộ hoặc vật đặc định thì việc mô tả phải thể hiện được đặc điểm theo quy định của Bộ luật Dân sự để xác định được vật này.
- Tài sản bảo đảm là quyền tài sản hoặc một phần quyền tài sản thì thông tin mô tả bao gồm tên quyền và căn cứ phát sinh quyền tài sản. Trường hợp căn cứ phát sinh quyền tài sản là hợp đồng thì thông tin mô tả về hợp đồng bao gồm tên hợp đồng, số hợp đồng (nếu có), thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Trường hợp quyền tài sản phát sinh từ căn cứ khác thì thông tin về căn cứ phát sinh quyền bao gồm tên căn cứ, tên chủ thể ban hành căn cứ, số của căn cứ (nếu có), thời điểm có hiệu lực hoặc thời điểm ký của chủ thể ban hành căn cứ.
Trường hợp căn cứ phát sinh quyền có ghi rõ tên quyền tài sản thì việc mô tả về tên quyền phải phù hợp với thông tin này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?