Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về ngôn ngữ học sinh tiểu học như thế nào? Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục ra sao?
Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về ngôn ngữ học sinh tiểu học như thế nào?
Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về ngôn ngữ của học sinh tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Việc sử dụng mẫu nhận xét không chỉ giúp giáo viên ghi nhận những tiến bộ trong kỹ năng nói, đọc, viết và nghe mà còn cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng giao tiếp và tư duy của học sinh. Một mẫu nhận xét năng lực ngôn ngữ chuẩn cần thể hiện được các khía cạnh như từ vựng, ngữ pháp, phát âm và khả năng diễn đạt ý tưởng một cách mạch lạc. Vậy mẫu nhận xét này nên được xây dựng như thế nào để phản ánh chính xác và toàn diện năng lực ngôn ngữ của học sinh tiểu học?
Dưới đây là mẫu nhận xét năng lực đặc thù về ngôn ngữ học sinh tiểu học:
Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về ngôn ngữ Em có sự tiến bộ trong giao tiếp. Em nói to, rõ ràng. Em biết thắc mắc với giáo viên khi không hiểu bài. Em mạnh dạn khi giao tiếp. Em trình bày rõ ràng, ngắn gọn nội dung cần trao đổi. Em sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Em trình bày ý kiến của mình trước đám đông. Em đọc to, rõ các chữ. Em đọc chữ trôi chảy. Em trình bày các vấn đề lưu loát. Em có khả năng sử dụng từ ngữ tốt. Em nói mạch lạc các vấn đề. Em giao tiếp, hợp tác tốt với bạn. Em có kĩ năng giải quyết vấn đề bằng ngôn ngữ tốt. Em nên nói rõ ràng các vấn đề hơn. Em giải quyết các vấn đề cẩn trọng hơn. Xem thêm... |
>> Chi tiết mẫu nhận xét năng lực đặc thù về ngôn ngữ học sinh tiểu học: Tải về
*Lưu ý: Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về ngôn ngữ học sinh tiểu học chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về ngôn ngữ học sinh tiểu học như thế nào? Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục ra sao? (Hình ảnh Internet)
Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục cụ thể như sau:
(1) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học:
- Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
(2) Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:
- Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:
+ Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;
+ Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
+ Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;
+ Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.
- Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong năm học vào Học bạ.
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù ngôn ngữ của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù ngôn ngữ của học sinh cụ thể như sau:
- Năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- NNN là ngày gì? Tham gia NNN (No Nut November) để mất kiểm soát dẫn đến hành vi hiếp dâm thì đi tù bao nhiêu năm?
- Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
- Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức 2024? Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức Cục trợ giúp pháp lý 2024 như thế nào?
- Tài sản nào của cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ không bị kê biên?
- Ban hành Quyết định 97/2024 quy định về quản lý, điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị tại TP HCM?