Mẫu nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 ra sao? Từ năm học 2025, nội dung đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 ra sao?
Mẫu nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 ra sao?
Có thể tham khảo các mẫu nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 sau đây:
Mẫu nhận xét môn Toán theo Thông tư 27: - Em nắm vững kiến thức cơ bản và có kỹ năng tính toán thành thạo, luôn hoàn thành tốt các bài tập được giao. - Em thông minh, tính toán nhanh nhẹn và có khả năng giải quyết các bài toán phức tạp một cách hiệu quả. - Em tiếp thu bài tốt, tính toán chính xác và biết áp dụng kiến thức vào thực tế. - Em thực hiện tốt các yêu cầu của bài toán, luôn hoàn thành bài tập đúng hạn và đạt kết quả cao. - Em nắm vững kỹ năng làm toán, biết cách trình bày bài giải rõ ràng và logic. - Em có năng khiếu về toán học, luôn đạt điểm cao trong các bài kiểm tra và thi cử. - Em biết chủ động trong học tập, luôn tìm tòi và học hỏi thêm kiến thức mới. - Em luôn tích cực xây dựng bài học, tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến trong giờ học. - Em nắm chắc thuật ngữ toán học, biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ tính toán một cách hiệu quả. - Em liên hệ thực tế vào bài học tốt, biết cách áp dụng kiến thức toán học vào các tình huống thực tế. - Em thực hành trải nghiệm ở ngoài trời tốt, biết cách quan sát và phân tích các hiện tượng xung quanh. - Em cần cải thiện kỹ năng tính toán, đặc biệt là trong các phép tính phức tạp. - Em cần chú ý hơn khi làm bài tập, tránh sai sót do thiếu cẩn thận. - Em cần rèn luyện thêm về phép nhân và phép chia, đặc biệt là các bảng nhân và bảng chia từ 6 đến 9. - Em cần học thuộc các bảng nhân và bảng chia từ 2 đến 5 để có thể tính toán nhanh hơn. - Em cần tập trung hơn trong giờ học, tránh bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài. - Em cần cải thiện kỹ năng giải bài tập, đặc biệt là các bài toán đố và bài toán có lời văn. - Em cần rèn luyện thêm về kỹ năng tính nhẩm, để có thể giải quyết các bài toán nhanh chóng và chính xác. - Em cần chú ý hơn khi đọc đề bài, tránh hiểu sai yêu cầu của bài toán. - Em cần thực hành nhiều hơn để nắm vững kiến thức, đặc biệt là các bài tập về hình học và đại số. |
Trên đây là mẫu nhận xét môn Toán theo Thông tư 27.
Mẫu nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 ra sao? Từ năm học 2025, nội dung đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 ra sao? (Hình từ internet)
Từ năm học 2025, nội dung đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 ra sao?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT việc đánh giá học sinh tiểu học bao gồm những nội dung sau đây:
Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
...
Theo đó, từ năm học 2025, nội dung đánh giá học sinh tiểu học bao gồm:
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
+ Những năng lực cốt lõi:
++ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
++ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Căn cứ Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn không được quá bao nhiêu tháng? Nội dung trong hợp đồng lao động xác định thời hạn?
- Thủ tục Cấp chứng nhận trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp tỉnh từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- PrEP là gì? Chỉ định PrEP cho người khi đáp ứng đủ tiêu chí nào? Không chỉ định PrEP trong trường hợp nào?
- Lỗi đè vạch dừng đèn đỏ ô tô 2025? Xe ô tô dừng quá vạch đèn đỏ bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi năm 2025? Hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 năm 2024 của Chính phủ?