Mẫu nhận xét môn toán lớp 5 theo thông tư 22 ra sao? Hướng dẫn nhận xét môn toán lớp 5 theo thông tư 22?
Mẫu nhận xét môn toán lớp 5 theo Thông tư 22 ra sao? Hướng dẫn nhận xét môn toán lớp 5 theo Thông tư 22?
Xem thêm: Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Thông tư 20
Xem thêm: Mẫu bài phát biểu của học sinh lớp 5 ra trường
Dưới đây là mẫu nhận xét môn toán lớp 5 theo Thông tư 22 cho quý thầy/cô tham khảo:
I. Kiến thức - Nắm vững kiến thức cơ bản: + Nắm vững các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên và số thập phân. + Biết cách giải các bài toán về đại lượng và đo lường. + Hiểu và vận dụng các kiến thức hình học cơ bản. - Vận dụng kiến thức vào giải toán: + Biết cách phân tích đề bài và chọn phương pháp giải phù hợp. + Giải toán đúng, đầy đủ các bước giải. + Trình bày bài giải khoa học, rõ ràng, dễ hiểu. - Có khả năng tư duy logic: + Biết cách suy luận, giải thích các vấn đề toán học. + Có khả năng sáng tạo trong giải toán. + Có tư duy logic tốt, biết cách lập luận và giải quyết vấn đề. II. Kỹ năng - Kỹ năng tính toán: + Tính toán nhanh, chính xác. + Biết cách ước lượng kết quả của phép tính. + Có kỹ năng tính toán thấu đáo. - Kỹ năng giải toán: + Biết cách phân tích đề bài và chọn phương pháp giải phù hợp. + Giải toán đúng, đầy đủ các bước giải. + Trình bày bài giải khoa học, rõ ràng, dễ hiểu. - Kỹ năng tư duy: + Biết cách suy luận, giải thích các vấn đề toán học. + Có khả năng sáng tạo trong giải toán. + Có tư duy logic tốt, biết cách lập luận và giải quyết vấn đề. III. Mẫu nhận xét môn toán lớp 5 theo thông tư 22 có ưu điểm, khuyết điểm - Em cần rèn luyện thêm kỹ năng tính toán, đôi khi còn mắc lỗi nhỏ trong các phép tính cơ bản. - Em chưa thuộc bảng cửu chương, cần ôn tập thêm để nắm vững hơn. - Em có năng lực học tập tốt, nắm vững kiến thức cơ bản và có khả năng vận dụng kiến thức vào giải toán. Em thường xuyên làm bài tập đầy đủ, tích cực tham gia thảo luận và giải bài tập trên lớp. Em cũng có ý thức tự giác học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, em cần luyện tập thêm để nâng cao kỹ năng tính toán và tư duy logic. - Em có năng khiếu về toán học, có khả năng tư duy logic tốt và giải toán sáng tạo. Em thường xuyên tham gia các hoạt động học tập nâng cao và đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Tuy nhiên, em cần chăm chỉ làm bài tập về nhà và tham gia đầy đủ các hoạt động học tập. - Em có hoàn cảnh khó khăn, nhưng em vẫn luôn cố gắng học tập và đạt kết quả tốt. Em chăm chỉ làm bài tập về nhà và tích cực tham gia thảo luận trên lớp. Em cũng rất ngoan ngoãn và lễ phép. Tuy nhiên, em cần được hỗ trợ thêm về mặt vật chất và tinh thần để có thể học tập tốt hơn. |
Trên đây là các mẫu nhận xét môn toán lớp 5 theo Thông tư 22.
Mẫu nhận xét môn toán lớp 5 theo thông tư 22 ra sao? Hướng dẫn nhận xét môn toán lớp 5 theo thông tư 22?
Học sinh lớp 5 được tặng bằng khen khi có thành tích thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT quy định về khen thưởng như sau:
Khen thưởng
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:
a) Khen thưởng cuối năm học:
- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận;
b) Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.
2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
Theo đó, đối với lớp học sinh lớp 5 có thành tích sau sẽ được tặng bằng khen:
- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện
- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận
Cách ghi học bạ tiểu học chi tiết theo Thông tư 27?
Căn cứ nội dung tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm học của học sinh. Khi ghi Học bạ, giáo viên cần nghiên cứu kỹ Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Theo đó, cách ghi học bạ được hướng dẫn thực hiện như sau:
(1) Trang 3, thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.
(2) Mục "1. Các môn học và hoạt động giáo dục"
- Trong cột "Mức đạt được": Ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt"; H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".
- Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn học có Bài kiểm tra định kỳ: ghi điểm số của bài kiểm tra cuối năm học; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.
- Trong cột "Nhận xét": Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh; nội dung, kỹ năng chưa hoàn thành trong từng môn học, hoạt động giáo dục cần được khắc phục, giúp đỡ (nếu có).
(3) Mục "2. Những phẩm chất chủ yếu" và mục "3. Những năng lực cốt lõi"
- Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng nội dung đánh giá về phẩm chất, năng lực: ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức “Tốt”, Đ nếu học sinh đạt mức “Đạt” hoặc C nếu học sinh ở mức “Cần cố gắng”.
- Trong cột “Nhận xét” tương ứng với nội dung đánh giá về phẩm chất: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất chủ yếu của học sinh.
Ví dụ: Đi học đầy đủ, đúng giờ; mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; biết giữ lời hứa; tôn trọng và biết giúp đỡ mọi người;...
- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với nội dung đánh giá về năng lực: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh.
Ví dụ: Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; chủ động, phối hợp trong học tập; có khả năng tự học; ...; sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong cuộc sống và học tập, biết tư duy, lập luận và giải quyết được một số vấn đề toán học quen thuộc;...
(4) Mục "4. Đánh giá kết quả giáo dục"
Ghi một trong bốn mức: “Hoàn thành xuất sắc”; “Hoàn thành tốt”; “Hoàn thành” hoặc “Chưa hoàn thành”.
(5) Mục "5. Khen thưởng"
Ghi những thành tích mà học sinh được khen thưởng trong năm học.
Ví dụ: Đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc; Đạt danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện; Đạt giải Nhì hội giao lưu An toàn giao thông cấp huyện;...
(6) Mục “6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học”
Ghi Hoàn thành chương trình lớp ......../chương trình tiểu học hoặc Chưa hoàn thành chương trình lớp ......./chương trình tiểu học; Được lên lớp hoặc Chưa được lên lớp.
Ví dụ:
- Hoàn thành chương trình lớp 2; Được lên lớp 3.
- Hoàn thành chương trình tiểu học.
Học bạ được nhà trường bảo quản và trả lại cho học sinh khi học sinh chuyển trường học xong chương trình tiểu học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?