Mẫu mới nhất Quyết định trưng cầu giám định? Nếu chứng cứ có yếu tố giả mạo thì trưng cầu giám định được thực hiện như thế nào?
Yêu cầu giám định được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 89 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
"Điều 89. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa rõ ràng thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa để trực tiếp trình bày về nội dung liên quan.
4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp."
Như vậy, quyền yêu cầu giám định được quy định cụ thể như trên.
Mẫu quyết định trưng cầu giám định gồm những nội dung gì? Yêu cầu trưng cầu giám định được quy định như thế nào?
Nếu chứng cứ có yếu tố giả mạo thì trưng cầu giám định được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo được quy định như sau:
"Điều 90. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
1. Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 89 của Luật này.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định."
Như vậy, trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì trưng cầu giám định được quy định cụ thể như trên.
Mẫu quyết định trưng cầu giám định gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì mẫu quyết định trưng cầu giám định được quy định như sau:
Như vậy, mẫu quyết định trưng cầu giám định được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?