Mẫu lời nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27? Đánh giá học sinh tiểu học phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27?
Xem thêm: Mẫu nhận xét năng lực chung, năng lực đặc thù theo Thông tư 27
Xem thêm: Mẫu lời nhận xét học bạ theo Thông tư 27
Xem thêm: Mẫu lời nhận xét học sinh tiểu học theo Thông tư 27
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nêu rõ nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 gồm: Năng lực ngôn ngữ, Năng lực tính toán, Năng lực khoa học, Năng lực công nghệ, Năng lực tin học, Năng lực thẩm mĩ, Năng lực thể chất.
Mẫu lời nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 như sau:
Năng lực ngôn ngữ • Em có khả năng diễn đạt ý tưởng rõ ràng và mạch lạc. • Em biết sử dụng ngôn ngữ phong phú và chính xác. • Em có khả năng đọc hiểu tốt và biết cách trình bày ý kiến cá nhân. Năng lực tính toán • Em nắm vững các kiến thức cơ bản và biết áp dụng vào giải bài tập. • Em có khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề nhanh chóng. • Em biết sử dụng các công cụ tính toán hiệu quả. Năng lực khoa học • Em có kiến thức rộng về các chủ đề khoa học đã học. • Em biết cách liên hệ kiến thức khoa học với thực tế. • Em tham gia tích cực vào các hoạt động thí nghiệm và thảo luận. Năng lực công nghệ • Em biết sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại trong học tập. • Em có khả năng tìm kiếm và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau. • Em biết áp dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề học tập. Năng lực tin học • Em có kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo. • Em biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập hiệu quả. • Em có khả năng lập trình cơ bản và giải quyết các bài toán tin học. Năng lực thẩm mỹ • Em có khả năng cảm nhận và thể hiện vẻ đẹp của nghệ thuật. • Em biết sáng tạo và trình bày các sản phẩm nghệ thuật độc đáo. • Em tham gia tích cực vào các hoạt động văn nghệ và mỹ thuật. Năng lực thể chất • Em có sức khỏe tốt và tham gia tích cực vào các hoạt động thể dục thể thao. • Em biết thực hiện các bài tập thể chất đúng kỹ thuật. • Em có tinh thần đồng đội và hợp tác tốt trong các hoạt động thể thao. |
Trên đây là mẫu lời nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27 cho quý giáo viên tham khảo!
Mẫu lời nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27? Đánh giá học sinh tiểu học phải đáp ứng các yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá học sinh tiểu học phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học như sau:
(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
(i) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
(ii) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
(iii) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
(iv) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
(i) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
(ii) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
(iii) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình theo Quyết định 681? Tải về mẫu báo cáo?
- Mẫu Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã? Tải về Mẫu Nghị quyết?
- Dự kiến nhiệm vụ của Bộ Công an sau sắp xếp, tinh gọn theo Báo cáo 219/BC-BNV ra sao? Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của Bộ Tài chính thế nào?
- Mẫu Phiếu bầu đại biểu dự Đại hội Đảng bộ mới nhất? Tải mẫu? Đảng viên sinh hoạt tạm thời có được bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ?
- Mẫu phân kỳ diện tích cần chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cho từng kỳ kế hoạch 05 năm của huyện?