Mẫu Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp mới nhất hiện nay là mẫu nào? Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải có chữ ký của những ai?

Cho tôi hỏi: Mẫu Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp mới nhất hiện nay là mẫu nào? Câu hỏi của chị Linh Nga đến từ Bình Dương.

Mẫu Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp mới nhất hiện nay là mẫu nào?

Mẫu Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp là Mẫu số 64 Danh mục Biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:

Tải Mẫu Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp: Tại đây.

Mẫu Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp mới nhất hiện nay là mẫu nào? Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải có chữ ký của những ai?

Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải có chữ ký của những ai?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản bắt người
1. Người thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, thi hành lệnh hoặc quyết định bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giữ, bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt và các nội dung quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Biên bản được đọc cho người bị giữ, người bị bắt và người chứng kiến nghe. Người bị giữ, người bị bắt, người thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt và người chứng kiến cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật của người bị giữ, người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi giao, nhận người bị giữ, người bị bắt phải lập biên bản.
Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao biên bản lấy lời khai, tài liệu, đồ vật đã thu thập được, tình trạng sức khoẻ của người bị giữ, người bị bắt và những tình tiết xảy ra khi giao nhận.

Như vậy theo quy định trên biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải có chữ ký của người bị giữ, người bị bắt, người thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt và người chứng kiến.

Hồ sơ đề nghị phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm những tài liệu gì?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
1. Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
3. Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
5. Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm:
a) Văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
b) Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ;
c) Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
d) Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
đ) Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
6. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.

Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm có:

- Văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

- Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ.

- Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

- Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

- Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Pháp luật
Đề nghị áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện có dấu vết của tội phạm phải có những tài liệu nào chứng minh?
Pháp luật
Trong tố tụng hình sự, có được giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi có căn cứ xác định người đó đang chuẩn bị phạm tội?
Pháp luật
Mẫu biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp mới nhất? Biên bản này phải ghi rõ những nội dung nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có được giữ người khẩn cấp khi có xác nhận của người chính mắt nhìn thấy hành vi phạm tội được thực hiện hay không?
Pháp luật
Những người nào có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp? Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp là gì? Có bắt buộc phải thông báo cho người nhà người bị giữ hay không?
Pháp luật
Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp được áp dụng khi nào? Việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp mới nhất? Giữ người trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Mẫu Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp mới nhất hiện nay là mẫu nào? Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải có chữ ký của những ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
4,396 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào