Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới nhất năm 2023? Cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài?
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định thế nào?
- Người lao động cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài?
- Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới nhất năm 2023?
- Doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo định kỳ khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài?
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định về hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thỏa thuận rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động; ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động (nếu có).
Người lao động cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Trường hợp hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài:
Hợp đồng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước, vùng lãnh thổ mà người lao động đến làm việc và có những nội dung sau đây:
- Thời hạn làm việc;
- Ngành, nghề công việc phải làm; nước, vùng lãnh thổ người lao động đến làm việc, địa điểm làm việc;
- Giáo dục định hướng trước khi đi làm việc;
- Điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động;
- Tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có);
- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc; trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại;
- Chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có); quyền lợi, chế độ của người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác;
- Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng;
- Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;
- Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Trường hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và đơn vị sự nghiệp:
Hợp đồng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, hợp đồng cung ứng lao động ký kết với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (nếu có) và có những nội dung sau đây:
- Thời hạn làm việc;
- Ngành, nghề công việc phải làm; nước đến làm việc, địa điểm làm việc;
- Giáo dục định hướng trước khi đi làm việc; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có);
- Chi phí người lao động phải trả trước khi đi;
- Điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động;
- Tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có);
- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc;
- trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại;
- Chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có); chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng;
- Ký quỹ, bảo lãnh để thực nghĩa vụ của hợp đồng (nếu có);
- việc thanh lý hợp đồng;
- Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;
- Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Như vậy, khi giao kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, người lao động cần lưu ý các quy định nêu trên và phải bảo đảm các nội dung bắt buộc đồng thời vẫn có thể thỏa thuận các nội dung khác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới nhất năm 2023? Cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài? (Hình từ Internet)
Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới nhất năm 2023?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nội dung, mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ theo Mẫu số 03 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2023 như sau:
Xem chi tiết và tải mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2023: Tại đây.
Doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo định kỳ khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH, báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:
Chế độ báo cáo định kỳ
Chế độ báo cáo định kỳ của doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài được quy định như sau:
1. Định kỳ hằng năm, trước ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nêu trên lập báo cáo về tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Mẫu đề cương báo cáo tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản và được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức: trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
3. Thời gian chốt số liệu báo cáo trong báo cáo định kỳ hằng năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Như vậy, doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo định kỳ khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?