Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ PC05 mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
Căn cứ Phụ lục IX kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định Biểu mẫu giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ như sau:
- Mẫu PC05: Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
Theo đó Mẫu PC05 Mẫu giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP như sau:
>> Mẫu giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ: Tải về
Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới là gì?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
c) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
d) Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
Như vậy, điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới như sau:
* Đối với Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên:
- Bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định;
- Vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
* Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt
- Nội quy và biển báo phù hợp: Phải có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Bố trí, sắp xếp hàng hóa an toàn: Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa phải được bố trí, sắp xếp trên phương tiện một cách an toàn để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.
- Phương tiện chữa cháy phù hợp: Cần có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất và đặc điểm hoạt động của phương tiện, đảm bảo số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Tổ chức sẵn sàng chữa cháy: Phải có quy định, phân công nhiệm vụ và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ khi có sự cố xảy ra.
Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp phép, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
...
8. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt:
a) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc phương tiện hoạt động trên địa bàn được phân công, phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
b) Công an cấp huyện cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc phương tiện hoạt động trên địa bàn quản lý không thuộc thẩm quyền của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh và những trường hợp do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh ủy quyền.
Theo đó, thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ được quy định như trên.
Như vậy, tùy loại phương tiện và địa bàn khác nhau sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?