Mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất hiện nay như thế nào? Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô cần có điều kiện gì?
- Mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất hiện nay như thế nào?
- Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có những nội dung gì?
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô cần có điều kiện gì?
- Quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có nội dung như thế nào?
Mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
Tải Mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất hiện nay: Tại đây.
Mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất hiện nay như thế nào? Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô cần có điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
2. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
c) Người đại diện theo pháp luật;
d) Các hình thức kinh doanh;
đ) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy theo quy định trên nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm có:
- Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp.
- Người đại diện theo pháp luật.
- Các hình thức kinh doanh.
- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô cần có điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như sau:
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
+ Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
+ Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có nội dung như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau:
- Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải:
+ Theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải.
+ Thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị).
+ Chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải.
+ Chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình.
+ Có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách).
+ Tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe.
+ Có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải.
- Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng:
Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?