Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức để đi làm việc nước ngoài mới nhất?
- Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức để đi làm việc nước ngoài mới nhất?
- Mức chi hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc nước ngoài ra sao?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp gồm những gì?
Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức để đi làm việc nước ngoài mới nhất?
Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức để đi làm việc nước ngoài của người lao động mới nhất hiện nay là Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 12/10/2023).
Tải Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ chi phí Tại đây.
Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức để đi làm việc nước ngoài mới nhất? (Hình từ Internet)
Mức chi hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc nước ngoài ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC như sau:
Nội dung và mức chi hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
a) Đào tạo nghề: theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
b) Đào tạo ngoại ngữ: theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;
c) Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;
d) Tiền ăn trong thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày;
đ) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa Điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa Điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa Điểm đào tạo từ 10 km trở lên;
e) Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây gọi là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP) được hỗ trợ thêm tiền ở trong thời gian đào tạo và tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu theo mức quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 (sau đây gọi là Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg).
Như vậy, nội dung và mức chi hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc nước ngoài được xác định theo nội dung nêu trên.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp gồm những gì?
Căn cứ quy đinh tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp gồm:
- Giấy đề nghị hỗ trợ;
- Bản sao hợp đồng ký giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (có xác nhận của doanh nghiệp) hoặc bản sao hợp đồng cá nhân ký giữa người lao động và chủ sử dụng lao động (nếu hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có chứng thực) và xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bản sao hộ chiếu và thị thực;
- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động làm cơ sở thanh toán chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo;
- Hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp.
Người lao động nộp 01 bộ hồ sơ (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến chủ đầu tư.
Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ (trực tiếp hoặc qua tài Khoản ngân hàng) cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?