Mẫu Giấy đăng ký áp dụng VietGAP theo quy định hiện hành là mẫu nào? Xây dựng dự án áp dụng VietGAP được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước như thế nào?
- Mẫu Giấy đăng ký áp dụng VietGAP theo quy định hiện hành là mẫu nào?
- Nội dung quy hoạch vùng sản xuất tập trung đủ điều kiện áp dụng VietGAP có những gì?
- Xây dựng dự án áp dụng VietGAP được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước như thế nào?
- Quản lý, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ việc áp dụng VietGAP như thế nào?
Mẫu Giấy đăng ký áp dụng VietGAP theo quy định hiện hành là mẫu nào?
Mẫu Giấy đăng ký áp dụng VietGAP được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Giấy đăng ký áp dụng VietGAP:
Tải Mẫu Giấy đăng ký áp dụng VietGAP: Tại đây.
Mẫu Giấy đăng ký áp dụng VietGAP theo quy định hiện hành là mẫu nào? Xây dựng dự án áp dụng VietGAP được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung quy hoạch vùng sản xuất tập trung đủ điều kiện áp dụng VietGAP có những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT quy định như sau:
Về quy hoạch vùng sản xuất tập trung đủ Điều kiện áp dụng VietGAP
1. Nội dung quy hoạch vùng sản xuất tập trung đủ Điều kiện áp dụng VietGAP
a) Điều tra, phân tích các nguồn lực, cơ sở hạ tầng, đánh giá thực trạng, yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm áp dụng VietGAP;
b) Khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí của vùng quy hoạch.
2. Quy mô diện tích các vùng sản xuất tập trung đủ Điều kiện áp dụng VietGAP do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch thực hiện theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ.
Như vậy theo quy định trên nội dung quy hoạch vùng sản xuất tập trung đủ điều kiện áp dụng VietGAP gồm có:
- Điều tra, phân tích các nguồn lực, cơ sở hạ tầng, đánh giá thực trạng, yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm áp dụng VietGAP;
- Khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí của vùng quy hoạch.
Xây dựng dự án áp dụng VietGAP được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT quy định xây dựng dự án áp dụng VietGAP được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước như sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình, Dự án về áp dụng VietGAP được hỗ trợ (sau đây gọi chung là Dự án VietGAP) từ ngân sách Trung ương.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình, Dự án về áp dụng VietGAP được hỗ trợ từ ngân sách địa phương.
- Khi xây dựng, phê duyệt Dự án VietGAP quy định cụ thể nội dung: chủ đầu tư; địa bàn hoặc đơn vị áp dụng VietGAP; mục tiêu; đối tượng được hỗ trợ; nội dung; cấp độ áp dụng VietGAP; dự án thành phần (nếu có); sản phẩm của dự án; chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đầu tư, hỗ trợ.
- Đối với Dự án VietGAP có sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại áp dụng theo nội dung, mức chi của nhà tài trợ quy định tại các thỏa thuận tài trợ hoặc áp dụng theo mức chi do đại diện nhà tài trợ, Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản dự án thống nhất.
Trường hợp đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thoả thuận về mức chi thì áp dụng theo mức chi quy định tại Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT.
Quản lý, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ việc áp dụng VietGAP như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT quy định quản lý, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ việc áp dụng VietGAP như sau:
- Đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các Dự án sản xuất nông, lâm, thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền quyết định.
Ngân sách Trung ương cấp kinh phí cho các Dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện có tính chất liên vùng; ngân sách địa phương cấp kinh phí cho các Dự án thuộc địa phương quản lý.
- Hỗ trợ cho đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu VietGAP thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Quyết định 01/2012/QĐ-TTg.
- Hỗ trợ thông qua các Chương trình, Dự án về áp dụng VietGAP:
+ Hỗ trợ cho tập huấn, đào tạo, dạy nghề:
++ Đối tượng: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế.
++ Nội dung và mức hỗ trợ: thực hiện theo quy định tại các Chương trình, Dự án lồng ghép thực hiện VietGAP.
+ Hỗ trợ áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).
+ Hỗ trợ cấp Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP.
++ Hỗ trợ người sản xuất một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP (lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP).
++ Người sản xuất gửi Bản đăng ký cấp Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP cho chủ đầu tư dự án VietGAP kèm theo kết quả tự đánh giá nội bộ đạt yêu cầu VietGAP và bản sao Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP được cấp lần đầu (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).
++ Chủ đầu tư dự án VietGAP lựa chọn tổ chức chứng nhận có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về đấu thầu và trả kinh phí chứng nhận sản phẩm VietGAP cho tổ chức chứng nhận.
++ Cơ quan chủ quản của dự án VietGAP chịu trách nhiệm về giá dịch vụ chứng nhận sản phẩm VietGAP.
- Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định tại Quyết định 72/2010/QĐ-TTg.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?