Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới nhất hiện nay như thế nào?
Hiện nay, pháp luật chưa quy định về Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Dưới đây là hình ảnh Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (chỉ mang tính tham khảo):
Tải Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới nhất hiện nay: Tại đây.
Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới nhất hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 28 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
đ) Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;
b) Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
c) Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
đ) Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
4. Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Những người theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán gồm có:
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động.
- Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp.
- Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn.
- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp.
- Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bằng phương thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
2. Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Như vậy theo quy định trên có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thông qua một trong các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân.
- Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?