Mẫu đơn tố cáo mới nhất năm 2022? Những nội dung nào bắt buộc phải có trong đơn tố cáo? Có được tố cáo bằng miệng và không lập đơn hay không?
Có những trường hợp tố cáo nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
…
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
c) Cơ quan, tổ chức.
Theo khoản 3 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
…
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Theo các quy định nêu trên thì ta có thể hiểu rằng tố cáo là việc cá nhân báo cho bên có thẩm quyền về việc cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đó gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Hiện nay, tố cáo có 02 trường hợp là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước.
Mẫu đơn tố cáo mới nhất năm 2022? Những nội dung nào bắt buộc phải có trong đơn tố cáo? Có được tố cáo bằng miệng và không lập đơn hay không?
Khi tố cáo thì người tố cáo có bắt buộc phải nộp đơn tố cáo không? Có được tố cáo bằng miệng không?
Căn cứ vào Điều 22 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
Hình thức tố cáo
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, người tố cáo có thể tố cáo bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cư quan, tổ chức có thẩm quyền. Do đó, việc tố cáo không bắt buộc phải làm thành đơn tố cáo.
Xét tiếp Điều 23 Luật Tố cáo 2018 đã có quy định như sau:
Tiếp nhận tố cáo
1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
2. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.
Như vậy, dù là tố cáo bằng đơn tố cáo hay tố cáo trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền thì nội dung tố cáo đều được lập thành văn bản và phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.
Mẫu đơn tố cáo hiện nay được quy định như thế nào?
Theo như quy định hiện nay thì pháp luật nước ta không có quy định về mẫu đơn tố cáo nhất định.
Tuy nhiên, căn cứ theo những quy định đã phân tích ở trên thì mẫu đơn tố cáo buộc phải có những nội dung như ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm của bên bị tố cáo,...
Tải mẫu đơn tố cáo mới nhất: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?