Mẫu đơn đề nghị miễn nhiệm thừa phát lại Mẫu TP-TPL-09-sđ mới nhất ra sao? Cách điền đơn đề nghị miễn nhiệm chuẩn nhất là gì?
Mẫu đơn đề nghị miễn nhiệm thừa phát lại Mẫu TP-TPL-09-sđ mới nhất ra sao?
Mẫu đơn đề nghị miễn nhiệm thừa phát lại Mẫu TP-TPL-09-sđ mới nhất là mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP:
>> Tải Mẫu TP-TPL-09-sđ: Tải
Mẫu đơn đề nghị miễn nhiệm thừa phát lại Mẫu TP-TPL-09-sđ mới nhất ra sao? Cách điền đơn đề nghị miễn nhiệm chuẩn nhất là gì? (Hình từ Internet)
Cách điền đơn đề nghị miễn nhiệm thừa phát lại Mẫu TP-TPL-09-sđ chuẩn nhất là gì?
Cách điền đơn đề nghị miễn nhiệm thừa phát lại căn cứ theo Mẫu TP-TPL-09-sđ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP như sau:
* Các thông tin số (1), (2), (3), (4), (5), (6):
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: các thông tin được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tự động điền vào biểu mẫu, người thực hiện thủ tục hành chính không cần kê khai. Nếu các thông tin không được tự động điền vào biểu mẫu thì người thực hiện thủ tục hành chính kê khai đầy đủ.
- Trường hợp nộp hồ sơ giấy (nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính): người thực hiện thủ tục hành chính kê khai đầy đủ trong biểu mẫu.
* Thông tin số (7): Ghi rõ tên Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp Thừa phát lại đã hành nghề.
* Thông tin số (8): Trường hợp Thừa phát lại đã hành nghề thì Trưởng Văn phòng Thừa phát lại nơi hành nghề xác nhận rõ việc Thừa phát lại đã hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với Văn phòng Thừa phát lại.
Lưu ý: Các thông tin tại Mẫu TP-TPL-09-sđ đồng thời được sử dụng để xây dựng biểu mẫu điện tử tương tác khi cơ quan quản lý nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Trường hợp nào sẽ miễn nhiệm thừa phát lại?
Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Miễn nhiệm Thừa phát lại
1. Thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân.
Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại để đối chiếu.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị miễn nhiệm.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.
2. Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;
c) Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;
d) Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
e) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;
g) Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;
h) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại theo đề nghị của Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại đăng ký hành nghề hoặc tự mình quyết định việc miễn nhiệm Thừa phát lại khi có căn cứ cho rằng Thừa phát lại thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Sở Tư pháp có trách nhiệm rà soát, kiểm tra việc hành nghề của Thừa phát lại tại địa phương mình. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ cho rằng Thừa phát lại thuộc trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại kèm theo tài liệu làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và tài liệu làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại. Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp, các cơ quan, tổ chức xác minh hoặc tự mình xác minh bảo đảm các căn cứ miễn nhiệm đúng quy định của pháp luật.
Theo như quy định trên thì việc miễn nhiệm thừa phát lại sẽ được thực hiện theo nguyện vọng cá nhân hoặc theo quyết định miễn nhiệm trong 08 trường hợp sau:
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;
- Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;
- Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
- Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;
- Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;
- Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?