Mẫu Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là Mẫu nào?
- Mẫu Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là Mẫu nào?
- Khi nào tổ chức, cá nhân đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan?
- Hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan gồm những gì?
Mẫu Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là Mẫu nào?
Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Mẫu Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là Mẫu số 06 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
Tải Mẫu Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan Tại đây
Mẫu Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là Mẫu nào?
Khi nào tổ chức, cá nhân đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
1. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 55 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, khoản 3 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
...
2. Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan khi phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái với quy định
Hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan gồm những gì?
Căn cứ nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
...
2. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thực hiện theo thủ tục như sau:
...
b) Thành phần hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm:
Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (theo Mẫu số 06 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này);
Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này;
Chứng cứ (nếu có);
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
Như vậy, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
- Văn bản ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền);
- Chứng cứ (nếu có);
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã được cấp kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THCS mới nhất? Tải về mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 trường THCS ở đâu?