Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại thuỷ sản do bão số 3 là bao nhiêu?
- Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại thuỷ sản do bão số 3 là bao nhiêu?
- Việc hỗ trợ bằng hiện vật đối với người dân nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại do bão số 3 gây ra như thế nào?
- Cơ quan nào quyết định mức hỗ trợ thiệt hại về nuôi thủy, hải sản do bão số 3 gây ra?
Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại thuỷ sản do bão số 3 là bao nhiêu?
Căn cứ tại Phụ lục I kèm theo Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do bão như sau:
Theo đó, mẫu số 03 Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do bão như sau:
>> Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do bão (Mẫu số 03): Tải về
Mức hỗ trợ thiệt hại đối với nuôi thủy, hải sản do bão số 3 gây ra được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ người dân nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại do bão Yagi gây ra như sau:
- Diện tích nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 6.100.000 - 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi nhuyễn thể bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 40.500.000 - 60.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi cá tra thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;
- Lồng, bè nuôi nước ngọt bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng /100 m3 lồng;
- Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi cá nước lạnh (tầm, hồi) thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 35.500.000 - 50.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 15.000.000 - 35.000.000 đồng/ha;
- Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (xa bờ, ven đảo) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 15.500.000 - 20.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng/100 m3 lồng;
- Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha.
Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại thuỷ sản do bão số 3 là bao nhiêu? (Hình ảnh Internet)
Việc hỗ trợ bằng hiện vật đối với người dân nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại do bão số 3 gây ra như thế nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ như sau:
Mức hỗ trợ
...
7. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Như vậy, trong trường hợp người dân nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại do bão số 3 gây ra được hỗ trợ bằng hiện vật thì mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Cơ quan nào quyết định mức hỗ trợ thiệt hại về nuôi thủy, hải sản do bão số 3 gây ra?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điêu 8 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
...
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra, chủ động thực hiện công tác hỗ trợ từ nguồn ngân sách của địa phương, quỹ phòng, chống thiên tai, các nguồn lực hợp pháp khác để kịp thời khôi phục sản xuất; đề xuất nhu cầu hỗ trợ từ trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (đối với thiệt hại do thiên tai) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các hộ sản xuất bị thiệt hại đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chính sách và mức quy định. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả, ban hành các quy định, chế tài cụ thể đảm bảo không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực;
c) Quyết định mức hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại khoản 6 Điều 5 và quy định mức hỗ trợ cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhưng không vượt quá mức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5 Nghị định này;
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm quyết định mức hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP và quy định mức hỗ trợ cụ thể cho từng loại thủy sản nhưng không vượt quá mức quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phụ cấp trách nhiệm là gì? Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?