Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô mới nhất năm 2023 như thế nào?
Điều kiện cơ sở vật chất để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô là gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô như sau:
Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Cơ sở vật chất:
a) Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
Như vậy, điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm:
- Quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu;
- Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô mới nhất năm 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô năm 2023 như thế nào?
Theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô như sau:
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô năm 2023: Tại đây.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (một số quy định bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) như sau:
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
1. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;
c) Danh mục các thiết bị dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô đồng bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định này: 01 bản sao;
d) Hồ sơ thuyết minh và thiết kế mặt bằng khu vực sản xuất và nhà xưởng: 01 bản sao;
đ) Hồ sơ thuyết minh và thiết kế đường thử ô tô: 01 bản sao;
g) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này: 01 bản sao;
3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:
a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cụ thể thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.
Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, Bộ Công Thương thông báo để doanh nghiệp hoàn thiện;
d) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.
Căn cứ quy định trên thì hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
- Danh mục các thiết bị dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô đồng bộ;
- Hồ sơ thuyết minh và thiết kế mặt bằng khu vực sản xuất và nhà xưởng;
- Hồ sơ thuyết minh và thiết kế đường thử ô tô;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?