Mẫu đơn đặt hàng File Word và File Excel dùng cho doanh nghiệp hiện nay có dạng như thế nào? Tải về ở đâu?
Mẫu đơn đặt hàng File Word và File Excel dùng cho doanh nghiệp hiện nay có dạng như thế nào? Tải về ở đâu?
Hiện nay không có quy định giải thích cụ thể như thế nào là đơn đặt hàng. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn đặt hàng là nguồn chứa đựng thông tin liên quan đến yêu cầu cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ với số lượng cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định theo mức giá và phương thức thanh toán đã được định trước.
Đơn đặt hàng (tiếng anh là Purchase order) là giấy tờ dùng để thống nhất các vấn đề đặt hàng, thời gian, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán và chất lượng dịch vụ trong trao đổi giao dịch. Đơn đặt hàng thường dùng trong các doanh nghiệp thương mại, sản xuất...
Bạn đọc có thể tham khảo mẫu đơn đặt hàng dưới đây:
Mẫu đơn đặt hàng File word tại đây
Mẫu đơn đặt hàng File Excel tại đây
Mẫu đơn đặt hàng File Word và File Excel dùng cho doanh nghiệp hiện nay có dạng như thế nào? Tải về ở đâu? (Hình từ internet)
Hướng dẫn lập đơn đặt hàng?
- Thông tin trên mẫu đơn đặt hàng được ghi đầy đủ và chi tiết về nhu cầu đặt hàng về số lượng, đơn giá và tính thành tiền tương ứng. Theo cùng với nó là địa điểm và thời gian giao hàng cũng được bên đặt hàng ghi rõ để làm căn cứ giao hàng và thanh toán đúng theo nhu cầu của bên mua.
- Thông tin về mặt hàng: Mẫu đơn đặt hàng chắc chắn không thể thiếu những thông tin về mặt hàng. Sản phẩm nên ghi rõ số thứ tự, tên mặt hàng và đơn giá kèm theo số lượng. Nếu như có sự sai sót, nhầm lẫn sẽ dẫn tới mất thời gian trong việc vận chuyển, đổi hàng hóa vì thế cần làm cẩn thận mọi khâu, ngay từ những khâu nhỏ nhất.
- Thời gian và địa điểm giao hàng: Mẫu đơn đặt hàng cần phải ghi rõ thời gian và địa điểm giao hàng mà bên B yêu cầu, đồng thời trong đơn đặt hàng địa chỉ phải được ghi chính xác, số nhà, ngõ, hẻm…để bên A biết chính xác thông tin và giao hàng nhanh nhất có thể. Khoảng thời gian cũng là do bên B yêu cầu. Trong trường hợp nếu như bên A không sắp xếp được thì có thể liên lạc với bên B để trao đổi thông tin, sắp xếp thời gian hợp lý để thuận tiện nhất cho cả hai bên.
- Phương thức thanh toán: Mẫu đơn đặt hàng ngoài những thông tin cần thiết phải có ở trên thì người làm đơn cũng cần phải ghi rõ phương thức thanh toán, có thể là thanh toán trước 50 – 50 hoặc thanh toán 60 – 40 hoặc có một sự thỏa thuận khác. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn hình thức thanh toán trực tiếp hoặc nếu điều kiện xa xôi không cho phép cũng có thể tiến hành chuyển khoản qua ngân hàng.
- Đơn đặt hàng nên lập thành 02 bản. Nên yêu cầu bên cung cấp hàng hóa ký xác nhận đã tiếp nhận yêu cầu đặt hàng vào đơn.
Đơn đặt hàng có thay thế được Hợp đồng mua bán không?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 39/2015/TT-BTC, quy định như sau:
Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận mua bán hàng hóa được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Trong đó, người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán; người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận; hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa hoặc từ thị trường nội địa vào khu phi thuế quan.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đơn đặt hàng dù có tính chất là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán nhưng không được coi là một hình thức thay thế cho hợp đồng mua bán hàng hóa.
Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định về hoạt động mua bán hàng hóa như sau:
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa cụ thể như sau:
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Căn cứ quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng mua bán tài sản như sau:
Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, hợp đồng mua bán hàng hóa là một hình thức của hợp đồng mua bán tài sản.
Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán. Ngược lại, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
*Lưu ý: Trong một số trường hợp pháp luật yêu cầu hoạt động mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản thì các bên cần tuân theo quy định đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?