Mẫu đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em mới nhất? Hồ sơ nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em bao gồm những giấy tờ gì?

Mẫu đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em năm 2022 như thế nào? Hồ sơ nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em theo quy định bao gồm những gì? - Câu hỏi của chị Nga đến từ Bến Tre.

Điều kiện nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em?

Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật trẻ em 2016 quy định như sau:

Điều kiện chăm sóc thay thế
1. Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 60 của Luật này và đáp ứng các Điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 của Luật này;
b) Việc cho, nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em còn cả cha và mẹ hoặc chỉ còn cha hoặc mẹ nhưng không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ, cha hoặc mẹ, trừ trường hợp trẻ em được áp dụng biện pháp can thiệp bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 50, Khoản 3 Điều 52 của Luật này hoặc khi cha, mẹ bị hạn chế quyền của cha, mẹ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
2. Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các Điều kiện sau đây:
a) Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
b) Có chỗ ở và Điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
c) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
d) Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.
3. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân hỗ trợ về tinh thần và vật chất để trợ giúp chăm sóc thay thế cho trẻ em.

Như vậy, việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải đáp ứng đủ 02 điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 63 Luật trẻ em 2016 nêu trên. Đối với cá nhân, tổ chức nhận chăm sóc thay thế phải đáp ứng 04 điều kiện theo quy định.

Mẫu đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em năm 2022? Hồ sơ nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em quy định như thế nào?

Mẫu đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em mới nhất? Hồ sơ nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ internet)

Mẫu đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em năm 2022?

Mẫu đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:

Xem chi tiết và tải Mẫu số 08: Tại đây.

Hồ sơ đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em?

Theo quy định tại Điều 65 Luật trẻ em 2016 (được hướng dẫn bởi Điều 39 Nghị định 56/2017/NĐ-CP) quy định như sau:

Đăng ký nhận chăm sóc thay thế
1. Cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em làm đơn theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để lập danh sách đăng ký nhận chăm sóc thay thế.
2. Cá nhân, người đại diện gia đình đăng ký hoặc nhận trẻ em chăm sóc, thay thế được các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em, bảo vệ trẻ em và các kỹ năng về chăm sóc thay thế.
3. Cá nhân, người đại diện gia đình là người nước ngoài, ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải cư trú tại Việt Nam ít nhất 06 tháng và còn thời hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng vào thời điểm đăng ký.
4. Trường hợp đăng ký nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

Đồng thời, căn cứ quy định tại tiểu mục 2 mục B Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 847/QĐ-BLĐTBXH năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

2. Tên thủ tục hành chính: Đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em
2.3. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế.
- Giấy khám sức khỏe trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật.
- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với cá nhân, người đại diện gia đình chăm sóc, thay thế là người nước ngoài).
2.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.5. Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân, người đại diện gia đình (không phải là người thân thích của trẻ em) có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
2.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.

Như vậy, hồ sơ nhận đăng ký chăm sóc trẻ em được thực hiện theo quy định nêu trên.

Thủ tục đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với đối tượng chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 mục B Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 847/QĐ-BLĐTBXH năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thủ tục đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với đối tượng chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em như sau:

Bước 1: Cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế làm hồ sơ theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để lập danh sách đăng ký nhận chăm sóc thay thế.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, lập, lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế; hằng quý cập nhật danh sách gửi cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện để thực hiện trách nhiệm điều phối việc lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.

Bước 3: Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm lựa chọn hình thức, cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế phù hợp với trẻ em; xác minh điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; cung cấp thông tin về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em và lấy ý kiến của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; lựa chọn, thông báo, cung cấp thông tin, hồ sơ của trẻ em cần chăm sóc thay thế cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.

Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm ban hành quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; tổ chức việc giao, nhận trẻ em giữa Ủy ban nhân dân cấp xã và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.

Chăm sóc thay thế cho trẻ em
Trẻ em Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những quy định giao thông liên quan tới trẻ em?
Pháp luật
Lập Giấy khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì họ, chữ đệm, tên được xác định như thế nào? Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được quy định ra sao?
Pháp luật
Hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em có vi phạm pháp luật không? Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu của trẻ em được quy định như thế nào?
Pháp luật
Những loại trò chơi nào ảnh hưởng xấu đến trẻ em? Cho trẻ em sử dụng đồ chơi bạo lực, người mua hay người bán bị phạt và mức phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Pháp luật
Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em 12/6 được công nhận vào năm nào? Lao động trẻ em có bị cấm trong mọi trường hợp không?
Pháp luật
Ngày 12/6 là Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em đúng hay không? Thế nào là Lao động Trẻ em theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em là Đoàn thanh niên đúng không? Trẻ em có bao nhiêu quyền?
Pháp luật
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn?
Pháp luật
Lĩnh vực phát triển thể chất thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào? Chuẩn và chỉ số là gì và được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Bộ LĐTB&XH hướng dẫn triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2024? Chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chăm sóc thay thế cho trẻ em
3,414 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chăm sóc thay thế cho trẻ em Trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chăm sóc thay thế cho trẻ em Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào