Mẫu đơn đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo Nghị định 35?
Mẫu đơn đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo Nghị định 35?
Mẫu đơn đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng mới nhất hiện nay là Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP.
Tải Mẫu đơn đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng Tại đây.
Mẫu đơn đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo Nghị định 35? (Hình từ Internet)
Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm các hoạt động gì?
Theo Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BXD có quy định như sau:
Phạm vi và lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định trong Nghị định số 62/2016/NĐ-CP
1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm các hoạt động đo lường xác định đặc tính về cơ, lý, hóa, hình học của các đối tượng thí nghiệm: sản phẩm, vật liệu xây dựng; đất xây dựng; cấu kiện, kết cấu công trình xây dựng; môi trường xây dựng đối với các loại công trình xây dựng.
2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện trường.
3. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện bằng phương pháp phá hủy hoặc không phá hủy, xác định các đặc tính của đối tượng thí nghiệm tại một thời điểm trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo đó, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm các hoạt động đo lường xác định đặc tính về cơ, lý, hóa, hình học của các đối tượng thí nghiệm: sản phẩm, vật liệu xây dựng; đất xây dựng; cấu kiện, kết cấu công trình xây dựng; môi trường xây dựng đối với các loại công trình xây dựng.
Bên cạnh đó, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện trường và có thể được thực hiện bằng phương pháp phá hủy hoặc không phá hủy, xác định các đặc tính của đối tượng thí nghiệm tại một thời điểm trong một khoảng thời gian nhất định.
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 06/2017/TT-BXD như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về xây dựng
a) Bộ Xây dựng thống nhất quản lý các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với mã số LAS-XD.
b) Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện quản lý các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, bao gồm: xử lý hồ sơ đăng ký, tổ chức đánh giá, trình cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP; tổ chức kiểm tra hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, giải quyết khiếu nại tố cáo, trình cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP; tổ chức đánh giá thử nghiệm thành thạo/so sánh liên phòng các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
c) Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của các phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường tại địa phương. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản và gửi về Bộ Xây dựng để thống nhất hình thức xử lý theo quy định.
2. Trách nhiệm của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
a) Đảm bảo và duy trì các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thí nghiệm viên và hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 5 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP;
b) Có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn về xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức.
3. Trách nhiệm của người quản lý các hoạt động thí nghiệm của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (Trưởng/phó phòng thí nghiệm)
a) Quản lý các thiết bị thí nghiệm, lên kế hoạch định kỳ kiểm định/hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm theo quy định nhằm đảm bảo độ chính xác của phép đo;
b) Giám sát, phân công công việc cụ thể cho từng thí nghiệm viên phù hợp với văn bằng, chứng chỉ được đào tạo;
c) Chịu trách nhiệm về hồ sơ, tài liệu, sổ sách thí nghiệm phù hợp hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng;
d) Chịu trách nhiệm về các kết quả thử nghiệm của phòng thí nghiệm do mình phụ trách.
4. Trách nhiệm của thí nghiệm viên
a) Tuân thủ nhiệm vụ được giao, trung thực trong quá trình thí nghiệm và kết quả thí nghiệm;
b) Chịu trách nhiệm về số liệu thí nghiệm do mình thực hiện.
Như vậy, trong hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?