Mẫu diễn văn khai mạc hội nghị người lao động hay nhất? Tải mẫu diễn văn khai mạc hội nghị người lao động ở đâu?
Mẫu diễn văn khai mạc hội nghị người lao động hay nhất? Tải mẫu diễn văn khai mạc hội nghị người lao động ở đâu?
Hội nghị người lao động 2024 là một sự kiện quan trọng do người sử dụng lao động và công đoàn cơ sở tổ chức hàng năm. Mục tiêu chính của hội nghị là tạo ra một diễn đàn để tổng kết, đánh giá, và chia sẻ thông tin giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hội nghị này không chỉ là cơ hội để công ty đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn là dịp để công khai, minh bạch các kết quả hoạt động, cũng như lắng nghe các ý kiến, nguyện vọng của người lao động.
Diễn văn khai mạc hội nghị người lao động là một phần không thể thiếu góp phần làm nên sự thành công của hội nghị người lao động 2024.
Tham khảo bài diễn văn khai mạc hội nghị người lao động hay nhất tại đây:
Mẫu diễn văn khai mạc hội nghị người lao động (mẫu số 1) tại đây
Mẫu diễn văn khai mạc hội nghị người lao động (mẫu số 2) tại đây
*Lưu ý: Mẫu diễn văn khai mạc hội nghị người lao động mang tính chất tham khảo. Tùy vào từng đối tượng để có thể thay đổi nội dung phù hợp hơn.
Mẫu diễn văn khai mạc hội nghị người lao động hay nhất? (Hình từ Internet)
Pháp luật quy định thế nào về Hội nghị người lao động?
Căn cứ vào Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về Hội nghị người lao động như sau:
- Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
- Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
- Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ bao lâu một lần?
Căn cứ tại Điều 69 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ như sau:
Tổ chức hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) phối hợp tổ chức.
Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm tiếp theo do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định sau khi lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).
Hội nghị người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này.
2. Thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
a) Đối với doanh nghiệp có sử dụng ít hơn 100 người lao động, thì tổ chức hội nghị toàn thể người lao động của doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 100 người lao động trở lên hoặc có dưới 100 người lao động nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể người lao động hoặc đại biểu người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp;
c) Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
3. Nội dung, thành phần tham gia, thời điểm tổ chức, địa điểm, trình tự, trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm tiếp theo do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định sau khi lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên đăng tải hình ảnh cá nhân của học sinh lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của cha mẹ có được không?
- Người khuyết tật nặng có được ưu tiên khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh không? Được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao nhiêu?
- Sự khác nhau giữa tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn về đơn vị nhận tiền gửi theo quy định pháp luật?
- 07 hành vi học sinh lớp 12 không được làm? Học sinh lớp 12 đánh giáo viên có bị đuổi học không?
- Thay đổi thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên do tiếp nhận thành viên mới thì có phải thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không?