Mẫu đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125 như thế nào?
Mẫu đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125 như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục thường xuyên như sau:
Theo đó, Mẫu số 02 đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục thường xuyên như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……., ngày … tháng … năm …… ĐỀ ÁN THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP ...(1)... I. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP (1) 1. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án. 2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự phù hợp với quy hoạch của địa phương hoặc lĩnh vực. 3. Nhu cầu giáo dục .......(2)……. tại địa phương, khu vực. II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP 1. Tên của cơ sở giáo dục: ....................................................... 2. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):.......................................................... 3. Địa chỉ trụ sở: ................................(3)............................... - Số điện thoại:........................................................ Fax: …………………………………… - Website (nếu có):........................................................... Email:................................. 4. Họ và tên người dự kiến làm hiệu trưởng hoặc giám đốc trung tâm:..................................... (kèm theo: sơ yếu lý lịch) III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ GIÁO DỤC 1. Mục tiêu của cơ sở giáo dục:......................................................... (4)...................... 2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục:...................................... (5)...................... IV. CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Chương trình, nội dung giáo dục: ................................(6)............................... 2. Các nội dung tích hợp (nếu có): ................................(7).................................. 3. Kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện chương trình:................................................... 4. Tài liệu giảng dạy và học tập: ....................................................... V. ĐẤT ĐAI, CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ 1. Thông tin về khu đất dự kiến xây dựng cơ sở giáo dục (nếu có):................................ 2. Cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập:....................................... 3. Phương tiện, học liệu tham khảo và các điều kiện khác:............................................. 4. Các điều kiện đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy: ...........(8)............. 5. Hệ thống hồ sơ, sổ sách: ................................(9).............................................. Xem thêm... TẢI VỀ Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục thường xuyên |
Lưu ý: Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục áp dụng đối với giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục thường xuyên!
Mẫu số 02 trên áp dụng từ ngày 20/11/2024.
Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện cho phép trường trung học hoạt động giáo dục là gì?
Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện cho phép trường trung học hoạt động giáo dục như sau:
(1) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một học sinh theo quy định.
(2) Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(3) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(4) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục:
- Đối với trường trung học tư thục, mức đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
Đối với trường hợp trường trung học tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động giáo dục thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản 4 Điều 27 Nghị định 125/2024/NĐ-CP;
- Đối với trường trung học công lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông theo quy định.
(5) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Điều kiện cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục như sau:
(1) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một học sinh theo quy định.
(2) Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(3) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(4) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục:
- Đối với trường tiểu học tư thục, mức đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
Đối với trường hợp trường tiểu học tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động giáo dục thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản này;
- Đối với trường tiểu học công lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học.
(5) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Như vậy, trường tiểu học muốn hoạt động giáo dục cần có 05 điều kiện cho phép nêu trên.
Lưu ý: Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Post Clearance Audit là gì? Kiểm tra sau thông quan được pháp luật hải quan quy định như thế nào?
- Mẫu trang trí 20 11 trường mầm non đẹp và đơn giản thế nào? Chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo hiện nay?
- Mẫu báo cáo tổng kết Chi bộ nông thôn cuối năm 2024? Báo cáo tổng kết năm của Chi bộ nông thôn năm 2024?
- Mẫu tin nhắn Lời chúc ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 dành cho thầy cô giáo ngắn gọn, ý nghĩa?
- Hướng dẫn thủ tục cắt giảm người phụ thuộc đơn giản, chi tiết mới nhất? Khi nào cần cắt giảm người phụ thuộc?