Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán mới nhất dành cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?
- Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được lập khi nào?
- Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 200 được quy định như thế nào?
- Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 133 dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định như thế nào?
Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được lập khi nào?
Mục đích biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán là được dùng như là chứng từ nhằm xác nhận số lượng, chất lượng công việc và giá trị của hợp đồng đã thực hiện, làm căn cứ để hai bên thanh toán và chấm dứt hợp đồng.
Theo đó, biên bản thanh lý hợp đồng giao khoác sẽ được lập khi hai bên tiến hành thanh toán và chấm dứt hợp đồng giao khoán.
Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán mới nhất dành cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 200 được quy định như thế nào?
Hiện nay, Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán dành cho mọi loại hình doanh nghiệp được quy định tại mẫu số 09 – LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Tải Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 200 tại
Hướng dẫn ghi Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán theo Thông tư 200:
Cách ghi biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán theo mẫu số 09 – LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC là như sau:
- Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận có bản thanh lý hợp đồng giao khoán.
- Ghi rõ ngày, tháng, năm thanh lý hợp đồng, số hiệu bản thanh lý.
- Ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được đại diện cho bên giao khoán và bên nhận khoán.
- Ghi rõ số, ngày tháng của hợp đồng được thanh lý.
- Ghi rõ nội dung công việc đã thực hiện và giá trị của hợp đồng đã thực hiện đến thời điểm thanh lý hợp đồng.
- Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ mà bên giao khoán đã thanh toán cho bên nhận khoán từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh lý hợp đồng.
- Ghi rõ nội dung của từng bên vi phạm hợp đồng (nếu có) và số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng.
- Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ bên giao khoán còn phải thanh toán cho bên nhận khoán (Theo tính toán trong hợp đồng, nghiệm thu công việc và số tiền đã thanh toán trước cho nhau) đến khi thanh lý hợp đồng hoặc ngược lại bên giao khoán đã thanh toán quá cho bên nhận khoán.
- Sau khi kiểm tra thực tế việc thực hiện hợp đồng, kết quả thực hiện hợp đồng hai bên nhất trí đưa ra kết luận về từng nội dung cụ thể về khối lượng thực hiện, đánh giá chất lượng và kiến nghị, các việc cần làm (nếu có).
- Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán thực hiện hợp đồng.
Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 133 dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định như thế nào?
Hiện nay, Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán dành cho mọi loại hình doanh nghiệp được quy định tại mẫu số 09 – LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
Tải Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 133 tại
Hướng dẫn ghi Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán theo Thông tư 133:
- Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận có bản thanh lý hợp đồng giao khoán.
- Ghi rõ ngày, tháng, năm thanh lý hợp đồng, số hiệu bản thanh lý.
- Ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được đại diện cho bên giao khoán và bên nhận khoán.
- Ghi rõ số, ngày tháng của hợp đồng được thanh lý.
- Ghi rõ nội dung công việc đã thực hiện và giá trị của hợp đồng đã thực hiện đến thời điểm thanh lý hợp đồng.
- Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ mà bên giao khoán đã thanh toán cho bên nhận khoán từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh lý hợp đồng.
- Ghi rõ nội dung của từng bên vi phạm hợp đồng (nếu có) và số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng.
- Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ bên giao khoán còn phải thanh toán cho bên nhận khoán (Theo tính toán trong hợp đồng, nghiệm thu công việc và số tiền đã thanh toán trước cho nhau) đến khi thanh lý hợp đồng hoặc ngược lại bên giao khoán đã thanh toán quá cho bên nhận khoán.
- Sau khi kiểm tra thực tế việc thực hiện hợp đồng, kết quả thực hiện hợp đồng hai bên nhất trí đưa ra kết luận về từng nội dung cụ thể về khối lượng thực hiện, đánh giá chất lượng và kiến nghị, các việc cần làm (nếu có).
- Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán thực hiện hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?