Mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM từ ngày 01/7/2024 thế nào? Tải mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM về ở đâu?
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM từ ngày 01/7/2024 thế nào? Tải mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM về ở đâu?
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM là Mẫu số 4 và Mẫu số 5 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-NHNN gồm có như sau:
Tải về mẫu báo tình hình hoạt động ATM đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại đây
Tải về mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại đây
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM từ ngày 01/7/2024 thế nào? Tải mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM về ở đâu? (Hình từ internet)
Thời hạn gửi báo cáo tình hình hoạt động ATM 6 tháng đầu năm và báo cáo năm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 21/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 10 Thông tư 36/2012/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Thông tin, báo cáo
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi triển khai, lắp đặt ATM có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
a) Báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Báo cáo tình hình hoạt động ATM 6 tháng đầu năm và báo cáo năm như sau:
- Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo điện tử gửi qua hệ thống báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
- Thời gian chốt số liệu: tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo đối với báo cáo 6 tháng và từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo năm.
- Thời hạn gửi báo cáo: chậm nhất vào ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo đối với báo cáo 6 tháng và chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
- Đề cương báo cáo theo Mẫu số 4 (đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) và Mẫu số 5 (đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) ban hành kèm theo Thông tư này.”
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hạn gửi báo cáo tình hình hoạt động ATM 6 tháng đầu năm và báo cáo năm được quy định như sau:
- Đối với báo cáo tình hình hoạt động ATM 6 tháng đầu năm chậm nhất vào ngày 15/7 của năm báo cáo.
- Đối với báo cáo tình hình hoạt động ATM năm chậm nhất vào 15/1 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Quy định về quản lý, vận hành ATM như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 36/2012/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 20/2016/TT-NHNN quy định về quản lý và vận hành ATM như sau:
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải đảm bảo
- Thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống ATM là 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần. Đối với máy ATM lắp đặt tại những địa điểm khách hàng chỉ có thể tiếp cận ATM trong những thời gian nhất định thì thời gian phục vụ của ATM tùy thuộc vào địa điểm lắp đặt ATM và phải được niêm yết tại nơi đặt ATM cũng như trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Bố trí lực lượng trực để khắc phục sự cố ATM ngừng hoạt động trong thời gian nhanh nhất có thể. Trường hợp ATM ngừng hoạt động (hoặc dự kiến ngừng hoạt động) quá 24 giờ phải báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong ngày làm việc tiếp theo kể từ khi phát sinh (hoặc dự kiến) ATM ngừng hoạt động quá 24 giờ và có hình thức thích hợp thông báo rộng rãi cho khách hàng.”
- Duy trì hoạt động bộ phận hỗ trợ khách hàng 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần để khách hàng liên hệ được bất cứ lúc nào.
- Phối hợp với tổ chức chuyển mạch thẻ để đảm bảo các giao dịch ATM liên ngân hàng được thực hiện thông suốt và an toàn.”
- Giám sát mức tồn quỹ tại ATM, đảm bảo ATM phải có tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Trường hợp địa điểm đặt ATM nằm trong nội đô, thị xã, trung tâm huyện nơi có đơn vị tiếp quỹ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện tiếp quỹ để đảm bảo thời gian ATM hết tiền không quá 04 giờ làm việc và không quá 01 ngày nếu ngoài giờ làm việc. Các trường hợp khác, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện tiếp quỹ để đảm bảo thời gian ATM hết tiền không quá 08 giờ làm việc và không quá 01 ngày nếu ngoài giờ làm việc.
- Theo dõi, phát hiện và kịp thời xử lý các giao dịch bị lỗi, đảm bảo xử lý chính xác giao dịch của khách hàng. Đền bù thiệt hại kịp thời cho khách hàng trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để xảy ra lỗi, sai sót hoặc sự cố gây thiệt hại cho khách hàng.
- Tiếp nhận, xử lý hoặc phối hợp xử lý ngay các yêu cầu tra soát, khiếu nại của khách hàng. Thời hạn tối đa để xử lý tra soát, khiếu nại và trả lời khách hàng đối với giao dịch ATM nội mạng là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được khiếu nại của khách hàng. Thời hạn tối đa để xử lý tra soát, khiếu nại và trả lời khách hàng đối với giao dịch ATM ngoại mạng (trừ các giao dịch quốc tế) là 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được khiếu nại của khách hàng.
- Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về phần mềm, đường truyền cho ATM theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng.
Thông tư 21/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2024.
Các quy định tại Điều 3 Thông tư 21/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?