Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ ngày 1/1/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý ra sao?
Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ ngày 1/1/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý ra sao?
Căn cứ Phụ lục IV kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BQP ngày 18 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê (Áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý) như sau:
Theo đó, Mẫu số 04đ-ĐK/TSC báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê (Áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý) như sau:
>> Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê (Áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý): Tải về
*Lưu ý: Thông tư 72/2024/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ ngày 1/1/2025 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
- Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.
- Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.
- Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản công tại cơ quan nhà nước có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 151/2017/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 6, 7 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng chung tài sản công
1. Tài sản công tại cơ quan nhà nước chưa sử dụng hết công suất được cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội sử dụng chung để phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tài sản công được sử dụng chung gồm:
a) Hội trường;
b) Ô tô, tàu, thuyền và các phương tiện vận tải khác.
2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này quyết định việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng chung tài sản công.
3. Việc sử dụng chung tài sản công được lập thành văn bản thỏa thuận. Nội dung chủ yếu của văn bản thỏa thuận bao gồm: Bên có tài sản cho sử dụng chung, bên được sử dụng chung tài sản, phạm vi tài sản sử dụng chung, mục đích, thời hạn sử dụng chung, chi phí sử dụng chung, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng chung tài sản.
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản công có trách nhiệm:
a) Bảo đảm sử dụng đúng công năng của tài sản, an ninh, an toàn; không được chuyển giao quyền sử dụng chung tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc sử dụng vào mục đích khác;
b) Trả cho cơ quan nhà nước có tài sản cho sử dụng chung một khoản chi phí sử dụng chung để bù đắp chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quản lý vận hành tài sản trong thời gian sử dụng chung, không bao gồm khấu hao (hao mòn) tài sản cố định.
...
Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản công tại cơ quan nhà nước có trách nhiệm như sau:
- Bảo đảm sử dụng đúng công năng của tài sản, an ninh, an toàn; không được chuyển giao quyền sử dụng chung tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc sử dụng vào mục đích khác;
- Trả cho cơ quan nhà nước có tài sản cho sử dụng chung một khoản chi phí sử dụng chung để bù đắp chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quản lý vận hành tài sản trong thời gian sử dụng chung, không bao gồm khấu hao (hao mòn) tài sản cố định.
Thông tư 72/2024/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 và được áp dụng từ năm tài chính 2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?