Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp như thế nào?

Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp như thế nào?

Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp như thế nào?

Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp là một biểu mẫu thường được sử dụng để đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật tại nơi làm việc. Các doanh nghiệp thường yêu cầu nhân viên ký bản cam kết này, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết, nhằm ngăn chặn tình trạng tàng trữ, sử dụng, hoặc buôn bán pháo nổ.

DƯỚI ĐÂY LÀ MẪU BẢN CAM KẾT KHÔNG ĐỐT PHÁO NỔ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY, DOANH NGHIỆP:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày... tháng... năm......

BẢN CAM KẾT

Chấp hành Chỉ thị số 406-TTg quy định về việc sản xuất, buôn bán và đốt pháo;

Chấp hành các quy định Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo;

Chấp hành Thông báo ............. của Công ty.......................................... về việc phổ biến nhân viên nghiêm cấm sử dụng vũ khí, chất nổ,.... trong dịp Tết Nguyên Đán năm.....;


Tên tôi là: .................................

Sinh ngày: .................................

CMND/CCCD số: ........................... ngày cấp: ..../..../..... Nơi cấp:...............

Số điện thoại: .................................

Hiện đang là nhân viện tại Công ty .................................

Cam kết thực hiện những nội dung sau:

1. Tuyên truyền và phổ biến:

- Tôi cam kết tuyên truyền, phổ biến cho các thành viên trong gia đình, cơ quan, đơn vị hiểu và nghiêm túc chấp hành những quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

- Tôi cam kết tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/1/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, nhằm nâng cao nhận thức và tuân thủ theo đúng quy định của luật pháp.

2. Không tham gia vào các hoạt động vi phạm:

- Tôi cam kết không nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm.

- Tôi tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại pháo và đồ chơi nguy hiểm cho cơ quan chức năng.

3. Phát hiện và tố giác hành vi vi phạm:

Xem chi tiết...

Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp

TẢI VỀ

*Lưu ý: Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp không chỉ giúp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật mà còn góp phần tạo môi trường làm việc an toàn, ổn định.

Nội dung mẫu thường nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân và hậu quả nếu vi phạm. Để chuẩn bị mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn từ cơ quan chức năng hoặc liên hệ với chính quyền địa phương.

Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp như thế nào?

Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Có được phép sử dụng pháo hoa vào dịp Tết Âm lịch 2025 không?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau:

Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Theo đó, người dân được phép sử dụng pháp hoa trong Lễ tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Tuy nhiên, người dân chỉ được được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
...
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, theo các quy định trên thì Tết âm lịch 2025 người dân được sử dụng pháo hoa có hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Lưu ý: người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Cụ thể tại Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa:
....
2.Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Theo đó, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải đáp ứng các điều kiện:

- Phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

- Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy.

- Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn

- Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Như vậy, người dân cần lưu ý mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa đạt điều kiện trên để sử dụng hợp pháp.

Nhà đầu tư kinh doanh pháo nổ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 16 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam như sau:

Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư không đáp ứng các điều kiện theo quy định;
b) Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư kinh doanh ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy, kinh doanh pháo nổ là ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, nên nếu nhà đầu tư kinh doanh pháo nổ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư kinh doanh ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Sử dụng pháo hoa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ mới nhất là? Cam kết không sử dụng pháo nổ là gì?
Pháp luật
Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
Pháp luật
Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh dịp Tết mới nhất? Cách viết cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm khi quản lý, sử dụng pháo hoa theo quy định của pháp luật? Quản lý, sử dụng pháo hoa, thuốc pháo dựa trên nguyên tắc gì?
Pháp luật
Trường hợp nào, đối tượng nào được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ? Có mấy loại pháo nào được phép sử dụng trong dịp lễ, Tết?
Pháp luật
Người dân có được phép sử dụng pháo hoa nổ, loại thường dùng trong các dịp lễ, tết hay không?
Pháp luật
Khi bắn pháo hoa nổ khoảng cách an toàn đối với người xem, khu dân cư, công trình cần bảo vệ quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sử dụng pháo hoa
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
27 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sử dụng pháo hoa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sử dụng pháo hoa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào